Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê (tuần 2) Tiếng Việt 5

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em có kĩ năng thực hành viết một báo cáo thống kê về số liệu. Đồng thời, bài học này còn giúp các em nhận diện được những số liệu thống kê trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê (tuần 2) Tiếng Việt 5

1. Nội dung bài học

- Chỉ ra được những số liệu thống kê trong bài "Nghìn năm văn hiến".

- Thực hành viết thống kê số học sinh trong lớp.

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Giải câu 1 trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Đọc lại bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi:

- Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về:

+ Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ 1075 đến năm 1919.

+ Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại.

+ Số bia và số tiến sĩ có tên khác trên bia còn lại đến ngày nay.

- Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào?

- Các số liệu thống kê trên có tác dụng gì?

b. Hướng dẫn giải: Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về:

- Số khoa thi: 185, số tiến sĩ: 2896.

- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại:

- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay:

+ Số bia: 82.

+ Số tiến sĩ có tên khắc trên bia: 1306.

- Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hai hình thức:

+ Nêu số liệu số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến năm 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.

+ Trình bày bảng số liệu (so sánh số khao thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại).

- Các số liệu thống kê có tác dụng:

+ Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.

+ Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của đất nước ta.

2.2. Giải câu 2 trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:

b. Hướng dẫn giải:

- Câu này các em tự làm, dựa vào số học sinh của lớp em đang học, hãy thống kê số bạn học sinh theo tổ theo các tiêu chí: số học sinh nam, số học sinh nữ, số học sinh giỏi, tiên tiến.

- Gợi ý thống kê: Em ghi chép cụ thể và chính xác các thông tin sau ở mỗi tổ: 

+ Số học sinh trong mỗi tổ.

+ Học sinh nữ.

+ Học sinh nam.

+ Học sinh giỏi, tiên tiến.

+ Tính tổng số học sinh ở mỗi mục và điền vào hàng cuối cùng.

3. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nhận diện và chỉ ra được số liệu thống kê.

- Viết được một báo cáo thống kê.

Ngày:06/11/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM