Luận văn ThS: Tích hợp nghiệp vụ dựa trên công nghệ ESB Middleware

Luận văn Tích hợp nghiệp vụ dựa trên công nghệ ESB Middleware giới thiệu về cơ sở lý thuyết, các vấn đề liên quan đến tích hợp hệ thống và các công nghệ được sử dụng; trình bày về ESB, các khái niệm, các thành phần và so sánh một số công cụ ESB Middleware; trình bày về thực trạng hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng TPBank, đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề; xây dựng, thử nghiệm và đánh giá hệ thống. 

Luận văn ThS: Tích hợp nghiệp vụ dựa trên công nghệ ESB Middleware

1. Mở đầu

Ngày nay, các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho ngân hàng (Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Hệ thống quản lý hiệu quả hoạt động (KPI), Định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP), Quản lý tiền mặt, kho quỹ, tài sản v.v…) thường xuyên được nâng cấp và phát triển, góp phần tăng hiệu quả điều hành và thực thi, cũng như năng lực thanh tra, giám sát. Bên cạnh đó, để mang tính nhất quán và đồng bộ, các hệ thống này phải được giao tiếp với nhau – đây cũng chính là vấn đề khó khăn mà các tổ chức Ngân hàng đang gặp phải. Thực trạng hiện nay, các hệ thống, ứng dụng giao tiếp với nhau qua mô hình tích hợp point-to-point (hai ứng dụng kết nối trực tiếp với nhau) và tích hợp tĩnh (viết mã tích hợp đan xen mã ứng dụng). Theo thời gian, phương thức truyền thống này sẽ tạo ra một kết nối chồng chéo, phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau dẫn tới khó khăn trong chỉnh sửa nghiệp vụ khi có yêu cầu, hệ quả là chi phí tích hợp gia tăng đáng kể. Do đó, trục tích hợp dữ liệu ESB được đưa ra và trở thành giải pháp hàng đầu để giải quyết những khó khăn này. Với thực trạng như trên, luận văn này sẽ hướng đến mục tiêu là nghiên cứu, khảo sát và đánh giá một số giải pháp tích hợp dịch vụ mã mở dựa trên công nghệ ESB Middleware, từ đó ứng dụng trong tích hợp một số dịch vụ nghiệp vụ tại ngân hàng TPBank.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về tích hợp hệ thống

Giới thiệu 

  • Khái niệm tích hợp hệ thống 
  • Mục tiêu và thách thức 
  • Kiểu tích hợp 

Kiến trúc tích hợp hệ thống 

Kiến trúc Point-to-Point

Kiến trúc Hub-and-Spoke 

Kiến trúc Pipeline 

Kiến trúc hướng dịch vụ SOA

Công nghệ tích hợp 

  • Chia sẻ cơ sở dữ liệu 
  • Message-oriented middleware 
  • Remote Procedure Calls
  • Object Request Brokers 
  • Máy chủ ứng dụng 
  • Dịch vụ web 
  • Trục tích hợp dịch vụ tổng thể (Enterprise Service Buses)

2.2 Tích hợp dịch vụ dựa trên ESB

Khái niệm trục dịch vụ tổng thể ESB 

  • Khái niệm ESB và Middleware 
  • Kiến trúc cơ bản ESB
  • Mô hình hóa luồng dữ liệu trong ESB 
  • Phân loại ESB Middleware
  • So sánh ESB với các phương pháp tích hợp khác

Các thành phần chính trong ESB Middleware 

  • Định tuyến – Routing 
  • Phân giải - Mediation 
  • Điều hợp – Adapter
  • An toàn – Security 
  • Quản lý – Managerment 
  • Điều phối quy trình - Process Orchestration 
  • Xử lý các sự kiện phức tạp – Complex Event Processing
  • Công cụ tích hợp

Một số ESB Middleware 

  • Mule ESB 
  • Oracle Service Bus 
  • JBoss ESB
  • Talend Open Studio for ESB 
  • WSO2 ESB

2.3 Ứng dụng ESB Middleware tích hợp dịch vụ tại ngân hàng TPbank

Đặt vấn đề 

  • Thực trạng tại TPBank 
  • Bài toán đặt ra 

Giải pháp tích hợp dịch vụ tại TPBank 

  • Kiến trúc hệ thống tích hợp dịch vụ 
  • Đặc tả giải pháp 

Xây dựng hệ thống thử nghiệm và đánh giá 

  • Môi trường thực nghiệm 
  • Luồng thông tin trao đổi 
  • Mô hình hóa dữ liệu 
  • Xây dựng các bộ chuyển đổi
  • Thiết kế giao diện người dùng 
  • Kết quả thử nghiệm 
  • Đánh giá kết quả

3. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng ứng dụng sử dụng ESB để hỗ trợ việc thanh toán quốc tế của ngân hàng, cụ thể là giao dịch chuyển tiền quốc tế, tôi đã bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức cũng như các kỹ năng về tích hợp hệ thống. Mục tiêu mà khóa luận đề ra cơ bản được hoàn thành với các kết quả chính sau: 

  • Giới thiệu tổng quan về tích hợp hệ thống, các khái niệm cơ bản về lĩnh vực tích hợp hệ thống, đưa ra được lý do tại sao cần phải tích hợp hệ thống, những điểm mạnh và thách thức của việc tích hợp hệ thống cùng hướng tiếp cận vấn đề này. Bên cạnh đó, chương này cũng đã trình bày về các kiến trúc của tích hợp hệ thống cùng một số phương pháp tích hợp phổ biến đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. 
  • Đặc tả chi tiết kỹ thuật tích hợp dịch vụ sử dụng trục dịch vụ tổng thể ESB. Các khái niệm về ESB, kiến trúc cũng như các tính năng cơ bản mà ESB cung cấp cho người phát triển đã được trình bày chi tiết trong luận văn. Đồng thời luận văn cũng đánh giá ưu nhược điểm giữa một số phương pháp tích hợp, bên cạnh đó giới thiệu một số công cụ ESB Middleware phổ biến hiện nay. 
  • Phân tích và giải quyết bài toán xây dựng ứng dụng hỗ trợ phòng TTQT trong công tác phê duyệt giao dịch chuyển tiền quốc tế; từ đó đề xuất giải pháp sử dụng trục tích hợp ESB của Mule ESB để giải quyết bài toán. Dựa trên giải pháp đó, chúng  tôi đã tiến hành triển khai plilot trên hệ thống UAT (User Acceptance Testing) và đã thu được kết quả đánh giá tích cực từ phía người dùng, làm cơ sở để có những định hướng nâng cấp các chức năng trong tương lai. 

4. Tài liệu tham khảo

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hóa, Bài giảng tích hợp hệ thống. 

Carl Jones., 2011. “Do more with SOA Integration: Best of Packt”, 1 edition, Packt Publishing Ltd, UK, 319-408

Falko Menge, Enterprise Service Bus, FREE AND OPEN SOURCE SOFTWARE CONFERENCE 2007 

Matt Lucas, ESB Usage Scenarios and Patterns, WebSphere Message Broker Architecture and Strategy

T. Sulaeman and Albarda, "Design architecture enterprise service bus to support multi-tenant client and resource provider," 2016 8th International Conference on Information Technology and Electrical Engineering (ICITEE), Yogyakarta, 2016, pp. 1- 5....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ trên ---

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM