Toán 6 Chương 3 Bài 10: Phép nhân phân số

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung bài học Phép nhân phân số. Bài học sẽ giúp các em đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Phép nhân phân số, các dạng toán liên quan và cácbài minh họa có hướng dẫn giải sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học.

Toán 6 Chương 3 Bài 10: Phép nhân phân số

1. Tóm tắt lý thuyết

Quy tắc: Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.

\(\frac{a}{b}.\frac{c}{d} = \frac{{a\,\,.\,\,c}}{{b\,\,.\,\,d}}\)

Ví dụ:  \(\frac{{ - 5}}{9}.\frac{3}{{ - 7}} = \frac{{( - 5).3}}{{9.( - 7)}} = \frac{{ - 15}}{{ - 63}} = \frac{5}{{9}}\)

Nhân một số nguyên với một phân số

Muốn nhân một số nguyên với một phân số (hoặc một phân số với một số nguyên), ta nhân số nguyên với tử của phân số và giữ nguyên mẫu.

Ví dụ: 

\( - 2.\frac{3}{5} = \frac{{ - 2.3}}{5} = \frac{{ - 6}}{5}\)

\(\frac{7}{{ - 9}}.( - 2) = \frac{{7.( - 2)}}{{ - 9}} = \frac{{ - 14}}{{ - 9}} = \frac{{14}}{9}\)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Thực hiện phép tính

\( \displaystyle a)\,\,{{ - 5} \over {11}}.{4 \over {13}} \)

\( \displaystyle b)\,\,{{ - 6} \over {35}}.{{ - 49} \over {54}} \) 

Hướng dẫn giải

\( \displaystyle  a)\,\,{{ - 5} \over {11}}.{4 \over {13}} = {{ - 5.4} \over {11.13}} = {{ - 20} \over {143}}; \)\(\displaystyle b)\,\,{{ - 6} \over {35}}.{{ - 49} \over {54}} = {{\left( { - 6} \right).\left( { - 49} \right)} \over {35.54}} \)\(\displaystyle = {{\left( { - 1} \right).\left( { - 7} \right)} \over {5.9}} = {7 \over {45}} \)

Câu 2: Tính: 

\(a)\,\,\dfrac{{ - 28}}{{33}}.\dfrac{{ - 3}}{4}\);    

\(b)\,\,\,\dfrac{{15}}{{ - 17}}.\dfrac{{34}}{{45}}\)

\(c)\,\,\,{\left( {\dfrac{{ - 3}}{5}} \right)^2}\)

Hướng dẫn giải

\(a)\,\,\,\dfrac{{ - 28}}{{33}}.\dfrac{{ - 3}}{4} = \dfrac{{\left( { - 28} \right).\left( { - 3} \right)}}{{33.4}} \)\(= \dfrac{{\left( { - 7} \right).4.\left( { - 3} \right)}}{{3.11.4}} = \dfrac{7}{{11}}\)

\(b)\,\,\dfrac{{15}}{{ - 17}}.\dfrac{{34}}{{45}} = \dfrac{{15.34}}{{ - 17.45}}\)\( = \dfrac{{15.17.2}}{{ - 17.15.3}} =  - \dfrac{2}{3}\) 

\(c)\,\,{\left( {\dfrac{{ - 3}}{5}} \right)^2} = \dfrac{{ - 3}}{5}.\dfrac{{ - 3}}{5} \)\(= \dfrac{{\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right)}}{{5.5}} = \dfrac{9}{{25}}\)

Câu 3: Tính: 

\(a)\,\,\left( { - 2} \right).\dfrac{{ - 3}}{7}\);    

\(b)\,\,\dfrac{5}{{33}}.\left( { - 3} \right)\)   

\(c)\,\,\,\dfrac{{ - 7}}{{31}}.0\)

Hướng dẫn giải

\(a)\,\,\left( { - 2} \right).\dfrac{{ - 3}}{7} = \dfrac{{\left( { - 2} \right).\left( { - 3} \right)}}{7} = \dfrac{6}{7}\) 

\(b)\,\,\dfrac{5}{{33}}.\left( { - 3} \right) = \dfrac{{5.\left( { - 3} \right)}}{{33}} = \dfrac{{ - 15}}{{33}} = \dfrac{{ - 5}}{{11}}\)

\(c)\,\,\dfrac{{ - 7}}{{31}}.0 = 0\) 

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tính

a. \(\frac{2}{3} + \frac{1}{5}.\frac{{10}}{7}\)

b. \(\frac{7}{{12}} - \frac{{27}}{7}.\frac{1}{{18}}\)

c. \(\left( {\frac{{23}}{{41}} - \frac{{15}}{{82}}} \right).\frac{{41}}{{25}}\)

d. \(\left( {\frac{4}{5} + \frac{1}{2}} \right).\left( {\frac{3}{{13}} - \frac{8}{{13}}} \right)\)

Câu 2: Cho phân số \(\frac{a}{b}\) và phân số \(\frac{a}{c}\) có \(b{\rm{ }} + {\rm{ }}c{\rm{ }} = {\rm{ }}a\,\,(a,\,b,\,c\, \in \mathbb{Z},\,b \ne 0,\,c\, \ne 0).\) Chứng tỏ rằng tích của hai phân số này bằng tổng của chúng. Thử lại với a = 8, b = -3.

Câu 3: Tìm số nguyên dương nhỏ nhất để khi nhân nó với mỗi một trong các phân số tối giản \(\frac{3}{4},\frac{{ - 5}}{{11}},\frac{7}{{12}}\) đều được tích là những số nguyên.

Câu 4:

a) Cho hai phân số \(\frac{1}{n}\) và \(\frac{1}{{n + 1}}\,\,(n \in \mathbb{Z},\,\,n > 0).\) Chứng tỏ rằng tích của hai phân số này bằng hiệu của chúng.

b) Áp dụng kết quả trên để tính giá trị các biểu thức sau:

\(A = \frac{1}{2}.\frac{1}{3} + \frac{1}{3}.\frac{1}{4} + \frac{1}{4}.\frac{1}{5} + \frac{1}{5}.\frac{1}{6} + \frac{1}{6}.\frac{1}{7} + \frac{1}{7}.\frac{1}{8} + \frac{1}{8}.\frac{1}{9}\)

\(B = \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{42}} + \frac{1}{{56}} + \frac{1}{{72}} + \frac{1}{{90}} + \frac{1}{{110}} + \frac{1}{{132}}\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tính \(\frac{1}{{12}}.\frac{8}{{ - 9}}\)

A. \(\frac{{ - 2}}{{27}}\)

B. \(\frac{{ - 4}}{{9}}\)

C. \(\frac{{ - 1}}{{18}}\)

D. \(\frac{{ - 3}}{{2}}\)

Câu 2: Kết quả của phép tính \(\left( { - 2} \right).\frac{3}{8}\) là 

A. \( - \frac{16}{3}\)

B. \( - \frac{3}{5}\)

C. -1

D. \( - \frac{3}{4}\)

Câu 3: Tính \(\frac{5}{8}.\frac{{ - 3}}{4}\)

A. \(\frac{{ - 1}}{{16}}\)

B. -2

C. \(\frac{{ - 15}}{{32}}\)

D. \(\frac{{ 5}}{{32}}\)

Câu 4: Chọn câu đúng 

A. \({\left( { - \frac{7}{6}} \right)^2} = \frac{{ - 49}}{{36}}\)

B. \({\left( {\frac{2}{3}} \right)^3} = \frac{8}{9}\)

C. \({\left( {\frac{2}{{ - 3}}} \right)^3} = \frac{8}{{ - 27}}\)

D. \({\left( {\frac{{ - 2}}{3}} \right)^4} = \frac{{ - 16}}{{81}}\)

Câu 5: Chọn câu sai

A. \(\frac{2}{7}.\frac{{14}}{6} = \frac{2}{3}\)

B. \(35.\frac{{ - 4}}{{15}} = \frac{{ - 20}}{3}\)

C. \({\left( {\frac{{2.}}{{ - 3}}} \right)^2}.\frac{9}{4} = 1\)

D. \(\frac{{ - 16}}{{25}}.\left( {\frac{{25}}{{ - 24}}} \right) = \frac{2}{{ - 3}}\)

Câu 6: Tìm số nguyên x biết \(\frac{{ - 5}}{6}.\frac{{120}}{{25}} < x < \frac{{ - 7}}{{15}}.\frac{9}{{14}}\)

A. \(x \in \left\{ { - 3; - 2; - 1} \right\}\)

B. \(x \in \left\{ {- 4;  - 3; - 2; - 1} \right\}\)

C. \(x \in \left\{ { - 3; - 2} \right\}\)

D. \(x \in \left\{ { - 3; - 2; - 1;  0} \right\}\)

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nối dụng sau:

  • Biết thực hiện phép nhân phân số
  • Làm được các bài toán liên quan đến phép nhân phân số.
Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM