Toán 6 Chương 3 Bài 12: Phép chia phân số

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung bài học Phép chia phân số. Bài học sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Phép chia phân số, tính chất cùng các dạng toán liên quan và các bài tập minh họa có hướng dẫn giải sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học.

Toán 6 Chương 3 Bài 12: Phép chia phân số

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Số nghịch đảo

Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.

Ví dụ: 

\(\frac{{ - 3}}{5}\) và \(\frac{{ 5}}{-3}\)  là hai số nghịch đảo vì Tích của chúng bằng \(\frac{{ - 3}}{5}.\frac{{ 5}}{-3}=1\)

4 và \(\dfrac{-1}{4}\) là hai số nghịch đảo vì \(4.\dfrac{-1}{4}=1\)

1.2. Phép chia phân số

Quy tắc: Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia.

\(\frac{a}{b}\,\,:\,\,\frac{c}{d} = \frac{a}{b}.\frac{c}{d} = \frac{{a\,\,.\,\,d}}{{b\,.\,\,c}}\)

\(a:\frac{c}{d} = a.\frac{d}{c} = \frac{{a.d}}{c}\,\,(c \ne 0)\)

Ví dụ: 

\(\begin{array}{l}
\frac{2}{3}:\frac{{ - 4}}{5} = \frac{2}{3}.\frac{5}{{ - 4}} = \frac{{10}}{{ - 12}} = \frac{{ - 5}}{6}\\
3:\frac{2}{{ - 5}} = 3.\frac{{ - 5}}{2} = \frac{{ - 15}}{2}\\
\frac{{ - 9}}{4}:3 = \frac{{ - 9}}{4}.\frac{1}{3} = \frac{{ - 9}}{{4.3}} = \frac{{ - 9}}{{12}} = \frac{{ - 3}}{4}
\end{array}\)

Nhận xét: Muốn chia một phân số cho một số nguyên (khác 0), ta giữ nguyên tử của phân số và nhân mẫu với số nguyên.

\(\frac{a}{b}:c = \frac{a}{{b\,\,.\,\,\,c}}\)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm số nghịch đảo của các phân số sau:

\( \displaystyle {1 \over 7};\,\, - 5;\,\,{{ - 11} \over {10}};\,\,{a \over b}\)   \((a, b ∈ Z, a ≠ 0, b ≠ 0)\)

Hướng dẫn giải

- Số nghịch đảo của \( \displaystyle {1 \over 7}\) là  \( \displaystyle {7 \over 1}\)

- Số nghịch đảo của -5 là \( \displaystyle {{ - 1} \over 5}\)  

- Số nghịch đảo của\( \displaystyle {{ - 11} \over {10}}\) là \( \displaystyle {{10} \over { - 11}}\)

- Số nghịch đảo của \( \displaystyle {a \over b}\) là \( \displaystyle {b \over a}\) 

Cau 2: Hãy tính và so sánh:

\(\dfrac{2}{7}:\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{2}{7}.\dfrac{4}{3}\)

Hướng dẫn giải

\(\dfrac{2}{7}:\dfrac{3}{4} = \dfrac{2}{7}.\dfrac{4}{3} \)\(= \dfrac{{2.4}}{{7.3}} = \dfrac{8}{{21}}\)

\(\dfrac{2}{7}.\dfrac{4}{3} = \dfrac{{2.4}}{{7.3}} = \dfrac{8}{{21}}\) 

Suy ra \(\dfrac{2}{7}:\dfrac{3}{4}=\dfrac{2}{7}.\dfrac{4}{3}\)

Câu 3: Hoàn thành các phép tính sau:

\(\begin{array}{l}
a)\,\dfrac{2}{3}:\dfrac{1}{2} = \dfrac{2}{3}.\dfrac{{...}}{1} = ...\\
b)\,\,\dfrac{{ - 4}}{5}:\dfrac{3}{4} = \dfrac{{...}}{{...}}.\dfrac{4}{3} = ...\\
c)\,\, - 2:\dfrac{4}{7} = \dfrac{{ - 2}}{1}.\dfrac{{...}}{{...}} = ...
\end{array}\)

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{a){\mkern 1mu} \dfrac{2}{3}:\dfrac{1}{2} = \dfrac{2}{3}.\dfrac{2}{1} = \dfrac{4}{3}}\\
{b){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{{ - 4}}{5}:\dfrac{3}{4} = \dfrac{{ - 4}}{5}.\dfrac{4}{3} = \dfrac{{ - 16}}{{15}}}\\
{c){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} - 2:\dfrac{4}{7} = \dfrac{{ - 2}}{1}.\dfrac{7}{4} = \dfrac{{ - 7}}{2}}
\end{array}\)

Câu 4: Làm phép tính:

\(a)\,\,\dfrac{5}{6}:\dfrac{{ - 7}}{{12}}\)    \(b) \,\,- 7:\dfrac{{14}}{3}\)    \(c)\,\,\dfrac{{ - 3}}{7}:9\)

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{a){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{5}{6}:\dfrac{{ - 7}}{{12}} = \dfrac{5}{6}.\dfrac{{12}}{{ - 7}} = \dfrac{{60}}{{ - 42}} = \dfrac{{ - 10}}{7}}\\
{b){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} - 7:\dfrac{{14}}{3} = \dfrac{{ - 7}}{1}.\dfrac{3}{{14}} = \dfrac{{ - 21}}{{14}} = \dfrac{{ - 3}}{2}}\\
{c){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{{ - 3}}{7}:9 = \dfrac{{ - 3}}{{7.9}} = \dfrac{{ - 1}}{{21}}}
\end{array}\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tính các thương  sau đây rồi sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần:

\(\frac{3}{2}:\frac{9}{4};\,\,\,\frac{{48}}{{55}}:\frac{{12}}{{11}};\,\,\frac{7}{{10}}:\frac{7}{5};\,\,\frac{6}{7}:\frac{8}{7}\)

Câu 2: Viết phân số \(\frac{{14}}{{15}}\) dưới dạng thương của hai phân số có tử và mẫu là các số nguyên dương có một chữ số.

Câu 3: Tính giá trị của biểu thức

\(A = \frac{{\frac{2}{3} + \frac{2}{5} - \frac{2}{9}}}{{\frac{4}{3} + \frac{4}{5} - \frac{4}{9}}}.\)

Câu 4: Cho hai phân số \(\frac{8}{{15}}\) và \(\frac{{18}}{{35}}.\) Tìm số lớn nhất sao cho khi chia mỗi phân số này cho số đó ta được kết quả là số nguyên.

Câu 5: Tìm hai số, biết rằng \(\frac{9}{{11}}\) của số này bằng \(\frac{6}{7}\) của số kia và tổng của hai số đó bằng 258.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn \(\left( { - \frac{3}{5}} \right).x = \frac{4}{{15}}\)

A. \( - \frac{1}{{10}}\)

B. \( - \frac{4}{{9}}\)

C. \( - \frac{4}{{3}}\)

D. -4

Câu 2: Tính \(\frac{2}{3}:\frac{7}{{12}}:\frac{4}{{18}}\)

A. \(\frac{7}{{18}}\)

B. \(\frac{9}{{14}}\)

C. \(\frac{36}{{7}}\)

D. \(\frac{`8}{{7}}\)

Câu 3: Tính \(\frac{2}{3}:\frac{1}{2}\)

A. 3

B. 1

C. \(\frac{1}{3}\)

D. \(\frac{4}{3}\)

Câu 4: Kết quả của phép tính \(\frac{{\left( { - 7} \right)}}{6}:\left( { - \frac{{14}}{3}} \right)\) có giá trị là

A. \(\frac{1}{4}\)

B. \(\frac{1}{2}\)

C. \(\frac{-1}{2}\)

D. 1

Câu 5: Tìm x biết \(\frac{{13}}{{25}}:x = \frac{5}{6}\) 

A. \(\frac{2}{5}\)

B. \(\frac{338}{125}\)

C. \(\frac{5}{2}\)

D. \(\frac{125}{338}\)

Câu 6: Giá trị biểu thức \(M = \frac{5}{6}:{\left( {\frac{5}{2}} \right)^2} + \frac{7}{{15}}\) là phân số tối giản có dạng \(\frac{a}{b}\) với a > 0. Tính b + a

A. 8

B. 9/5

C. 3/5

D. 2

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Xác định được số nghịch đảo của một số.
  • Thực hiện được các phép chia phân số.
Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM