Toán 6 Chương 3 Bài 11: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Tính chất cơ bản của phép nhân phân số. Bài học sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Tính chất cơ bản của phép nhân phân số, tính chất chia hết cùng các dạng toán liên quan và các bài minh họa có hướng dẫn giải sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học.

Toán 6 Chương 3 Bài 11: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

1. Tóm tắt lý thuyết

Tương tự phép nhân số nguyên, phép nhân phân số có các tính chất cơ bản sau:

  • Tính chất giao hoán:

\(\frac{a}{b}.\frac{c}{d} = \frac{c}{d}.\frac{a}{b}\)

  • Tính chất kết hợp:

\(\left( {\frac{a}{b}.\frac{c}{d}} \right).\frac{p}{q} = \frac{a}{b}.\left( {\frac{c}{d}.\frac{p}{q}} \right)\)

  • Nhân với số 1:

\(\frac{a}{b}.1 = 1.\frac{a}{b} = \frac{a}{b}\)

  • Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

\(\frac{a}{b}.\left( {\frac{c}{d} + \frac{p}{q}} \right) = \frac{a}{b}.\frac{c}{d} + \frac{a}{b}.\frac{p}{q}\)

Nhận xét: Với mọi \(n \in N\) ta có:

\({\left( {\frac{a}{b}} \right)^n} = \frac{a}{b}.\frac{a}{b}.....\frac{a}{b} = \frac{{{a^n}}}{{{b^n}}}\)

Ví dụ: Tính tích \(M = \frac{{ - 7}}{{15}}.\frac{5}{8}.\frac{{15}}{{ - 7}}.( - 16)\)

Giải: Ta có

\(M = \frac{{ - 7}}{{15}}.\frac{{15}}{{ - 7}}.\frac{5}{8}.( - 16)\) (Tính chất giao hoán)

\( = \left( {\frac{{ - 7}}{{15}}.\frac{{15}}{{ - 7}}} \right).\left( {\frac{5}{8}.( - 16)} \right)\)   (tính chất kết hợp)

\( = 1.( - 10) =  - 10\) nhân với số 1

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy vận dụng tính chất cơ bản của phép nhân để tính giá trị các biểu thức sau:

\(A = \dfrac{7}{{11}}.\dfrac{{ - 3}}{{41}}.\dfrac{{11}}{7}\);     

\(B = \dfrac{{ - 5}}{9}.\dfrac{{13}}{{28}} - \dfrac{{13}}{{28}}.\dfrac{4}{9}\) 

Hướng dẫn giải

Ta có: 

\(A = \dfrac{7}{{11}}.\dfrac{{ - 3}}{{41}}.\dfrac{{11}}{7} \)\(= \left( {\dfrac{7}{{11}}.\dfrac{{11}}{7}} \right).\dfrac{{ - 3}}{{41}} \)\(= 1.\dfrac{{ - 3}}{{41}} = \dfrac{{ - 3}}{{41}}\)

\(B = \dfrac{{ - 5}}{9}.\dfrac{{13}}{{28}} - \dfrac{{13}}{{28}}.\dfrac{4}{9} \)\(= \dfrac{{13}}{{28}}\left( {\dfrac{{ - 5}}{9} - \dfrac{4}{9}} \right)\)\( = \dfrac{{13}}{{28}}.\dfrac{{ - 5 - 4}}{9} = \dfrac{{13}}{{28}}.\dfrac{{ - 9}}{9} \)\(= \dfrac{{13}}{{28}}.\left( { - 1} \right) =  - \dfrac{{13}}{{28}}\) 

Câu 2: Tính giá trị của  biểu thức

\(M = \frac{1}{{1.2.3}} + \frac{1}{{2.3.4}} + \frac{1}{{3.4.5}} + .... + \frac{1}{{10.11.12}}\)

Hướng dẫn giải

Ta có nhận xét: \(\frac{1}{{1.2}} - \frac{1}{{2.3}} = \frac{{3 - 1}}{{1.2.3}} = \frac{2}{{1.2.3}}\)

\(\frac{1}{{2.3}} - \frac{1}{{3.4}} = \frac{{4 - 2}}{{2.3.4}} = \frac{2}{{2.3.4}};...\)

Suy ra \(\frac{1}{{1.2.3}} = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{{1.2}} - \frac{1}{{2.3}}} \right)\)

\(\frac{1}{{2.3.4}} = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{{2.3}} - \frac{1}{{3.4}}} \right);...\)

Do đó:

\(M = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{{1.2}} - \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{2.3}} - \frac{1}{{3.4}} + .... + \frac{1}{{10.11}} - \frac{1}{{11.12}}} \right)\)

\( = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{{1.2}} - \frac{1}{{11.12}}} \right) = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{{11.12}}} \right)\)

\( = \frac{1}{2}.\frac{{65}}{{132}} = \frac{{65}}{{264}}\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tính nhanh giá trị các biểu thức

\(A = \frac{6}{7} + \frac{1}{7}.\frac{2}{7} + \frac{1}{7}.\frac{5}{7}\)

\(B = \frac{4}{9}.\frac{{13}}{3} - \frac{4}{3}.\frac{{40}}{9}\)

Câu 2: Áp dụng các tính chất của phép nhân phân số để tính nhanh.

\(M = \frac{8}{3}.\frac{2}{5}.\frac{3}{8}.10.\frac{{19}}{{92}}\)

\(N = \frac{5}{7}.\frac{5}{{11}} + \frac{5}{7}.\frac{2}{{11}} - \frac{5}{7}.\frac{{14}}{{11}}\)

\(Q = \left( {\frac{1}{{99}} + \frac{{12}}{{999}} - \frac{{123}}{{9999}}} \right).\left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{3} - \frac{1}{6}} \right)\)

Câu 3: Tính giá trị biểu thức.

\(A = \frac{{{1^2}}}{{1.2}}.\frac{{{2^2}}}{{2.3}}.\frac{{{3^2}}}{{3.4}}.\frac{{{4^2}}}{{4.5}}\)

\(B = \frac{{{2^2}}}{{1.3}}.\frac{{{3^2}}}{{2.4}}.\frac{{{4^2}}}{{3.5}}.\frac{{{5^2}}}{{4.6}}.\)

Câu 4: Tính nhanh

\(M = \frac{2}{{3\,\,.\,\,5}} + \frac{2}{{5\,\,.\,\,7}} + \frac{2}{{7\,\,.\,\,9}} + ... + \frac{2}{{97.99}}\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn \(x:\frac{5}{8} = \frac{{ - 14}}{{35}}.\frac{{15}}{{ - 42}}\)

A. \(\frac{5}{{56}}\)

B. \(\frac{-5}{{56}}\)

C. \(\frac{5}{{58}}\)

D. \(\frac{-5}{{28}}\)

Câu 2: Giá trị của biểu thức \(\frac{3}{7}.\frac{8}{{11}} + \frac{3}{7}.\frac{5}{{11}} - \frac{3}{7}.\frac{2}{{11}}\) là:

A. \(\frac{3}{7}\)

B. \(\frac{-3}{7}\)

C. \(\frac{45}{7}\)

D. \(\frac{-45}{77}\)

Câu 3: Tìm giá trị của x biết \(\left( {\frac{7}{6} + x} \right):\frac{{16}}{{25}} = \frac{{ - 5}}{4}\)

A. \(\frac{{ 11}}{{30}}\)

B. \(\frac{{ - 11}}{{30}}\)

C. \(\frac{{ - 59}}{{30}}\)

D. \(\frac{{ 59}}{{30}}\)

Câu 4: Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của x thỏa mãn \({\left( { - \frac{5}{3}} \right)^3} < x < \frac{{ - 24}}{{35}}.\frac{{ - 5}}{6}\)

A. 1

B. 0

C. 2

D. 3

Câu 5: Tìm x biết \(x:\left( {\frac{{ - 2}}{5}} \right) = \frac{3}{{54}}\)

A. \(\frac{{ 1}}{{45}}\)

B. \(\frac{{ - 1}}{{45}}\)

C. \(\frac{{ - 1}}{{18}}\)

D. \(\frac{{ - 1}}{{9}}\)

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được các tính chất của phép nhân phân số
  • Áp dụng được cách tính chất của phép nhân phân số để tính nhanh giá trị biểu thức.
Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM