Toán 6 Chương 2 Bài 5: Vẽ góc cho biết số đo

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Vẽ góc cho biết số đo, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức.

Toán 6 Chương 2 Bài 5: Vẽ góc cho biết số đo

1. Tóm tắt lý thuyết

Cho tia Ox, cách vẽ góc \(\widehat {xOy}=m^0\) với \(0< m < 180\):

- Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o

- Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước.

Nhận xét: Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho: \(\widehat {xOy} = m^\circ \).

Ví dụ: Cho tia Ox. Vẽ góc xOy sao cho \(\widehat {xOy} = {40^0}\).

- Đặt thước đo góc trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox sao tâm của thước trùng với gốc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o của thước.

- Kẻ tia Oy đi qua vạch 40o của thước đo góc. \(\widehat {xOy}\) là góc phải vẽ.

Ví dụ: Cho tia Ox. Vẽ hai góc xOy và xOz trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox sao cho \(\widehat {xOy} = {30^0},\,\widehat {xOz} = {45^0}.\) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

- Đặt thước đo góc trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox sao tâm của thước trùng với gốc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o của thước.

- Kẻ tia Oy đi qua vạch 30o của thước đo góc. \(\widehat {xOy}\) là góc phải vẽ.

- Kẻ tia Oz đi qua vạch 45o của thước đo góc. \(\widehat {xOz}\) là góc phải vẽ.

- Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz (vì \({30^0}\, < \,{45^0}\))

Nhận xét: \(\widehat {xOy} = {m^0},\,\widehat {xOz} = {n^0},\) với \({m^0}\, < \,\,{n^0}\) thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho tia Ox. Vẽ góc xOy sao cho \(\widehat {xOy} = {64^0}\)

Hướng dẫn giải

- Đặt thước đo góc trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox sao tâm của thước trùng với gốc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o của thước.

- Kẻ tia Oy đi qua vạch 64o của thước đo góc. \(\widehat {xOy}\) là góc phải vẽ.

Câu 2: Cho tia Ou. Vẽ hai góc uOt và uOv trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ou sao cho \(\widehat {uOt} = {39^0},\,\widehat {uOv} = {129^0}.\) Trong ba tia Ou, Ot, Ov tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

Hướng dẫn giải:

- Đặt thước đo góc trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ou sao tâm của thước trùng với gốc O của tia Ou và tia Ou đi qua vạch 0o của thước.

- Kẻ tia Ot đi qua vạch 39o của thước đo góc. \(\widehat {uOt}\) là góc phải vẽ.

- Kẻ tia Ov đi qua vạch 129o của thước đo góc. \(\widehat {uOv}\) là góc phải vẽ.

Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia Ot nằm giữa hai tia Ou, Ov (vì \({39^0}\, < \,{129^0}\)).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Vẽ liên tiếp các hình theo các cách diễn đạt sau:

a) \(\widehat {nAx} = {180^0}\)

b) \(\widehat {mAx} = {145^0}\)

c) \(\widehat {kAx} = {60^0}\), tia Ak nằm trong góc xAm

d) \(\widehat {nAy} = {90^0}\), tia Ay nằm trong góc xAm.

Câu 2: Vẽ từng hình theo mỗi cách diễn đạt sau

a) Hai góc xOy và yOz kề bù, với \(\widehat {xOy} = {120^0}\)

b) Hai góc mOn và nOt kề bù và phụ nhau, với \(\widehat {nOm} = {45^0}\)

c) Cho tia Ap. Vẽ \(\widehat {qAp} = {60^0}\)

d) Cho tia Bt. Vẽ \(\widehat {rBt} = {90^0}\)

e) Cho tia Ck. Vẽ \(\widehat {hCk} = {30^0}\)

Câu 3: Vẽ \(\widehat {mOn} = {30^0}\). Vẽ tiếp góc nOp kề bù với góc mOn. Vẽ tiếp góc pOq phụ với góc mOn đồng thời tia Oq nằm trong góc nOp. Cho biết số đo của góc nOq?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho \(\widehat {AOC} = {50^0},\widehat {BOC} = {60^0}\) sao cho \(\widehat {AOB},\widehat {BOC}\) kề nhau. Tính số đo góc AOC

A. 900

B. 1100

C. 1200

D. 1100

Câu 2: Biết hai tia AM, AN đối nhau, \(\widehat {MAP} = {40^0},\widehat {NAQ} = {60^0}\), tia AQ nằm giữa hai tia AN và AP. Tính số đo góc MAQ

A. 1400

B. 1100

C. 1200

D. 1000

Câu 3: Cho \(\widehat {aOb} = {135^0}\). Tia Oc nằm trong góc aOb. Biết \(\widehat {aOc} = \frac{1}{2}\widehat {bOc}\). Tính số đo góc aOc

A. 450

B. 900

C. 600

D. 300

Câu 4: Chọn phát biểu sai?

A. Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 900

B. Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800

C. Hai góc kề nhau có tổng số đo bằng 1800

D. Góc vuông là góc có số đo bằng 900

Câu 5: Cho hình vẽ dưới đây. Tính số đo góc tOz

A. \(\widehat {tOz} = {98^0}\)

B. \(\widehat {tOz} = {88^0}\)

C. \(\widehat {tOz} = {78^0}\)

D. \(\widehat {tOz} = {68^0}\)

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nêu được trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho  \(\widehat {xOy} = m^\circ \left( {0 < m^\circ  < 180^\circ } \right)\). Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, nếu \(\widehat {xOy}\, < \,\,\widehat {xOz}\) thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz.
  • Vẽ được góc có số.
Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM