Toán 6 Chương 3 Bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung bài học Tính chất cơ bản của phép cộng phân số. Liệu sau khi mở rộng khái niệm phân số thì tính chất của phép cộng phân số có thay đổi không? Hay có thêm tính chất nào không? Chúng ta cùng theo dõi bài giảng dưới đây để tìm hiểu điều đó.

Toán 6 Chương 3 Bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số

1. Tóm tắt lý thuyết

Tương tự phép cộng số nguyên, phép cộng phân số có các tính chất cơ bản sau:

a) Tính chất giao hoán:

\(\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d} = \dfrac{c}{d} + \dfrac{a}{b}\)

b) Tính chất kết hợp:

\(\left( {\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d}} \right) + \dfrac{p}{q} = \dfrac{a}{b} + \left( {\dfrac{c}{d} + \dfrac{p}{q}} \right)\)

c) Cộng với số 0:

\(\dfrac{a}{b} + 0 = 0 + \dfrac{a}{b} = \dfrac{a}{b}\)

Ví dụ: 

\(\dfrac{3}{7} + \dfrac{{16}}{9} + \dfrac{{ - 3}}{7}\)

\(= \dfrac{3}{7} + \dfrac{{ - 3}}{7} + \dfrac{{16}}{9}\)    (tính chất giao hoán)

\(= \left( {\dfrac{3}{7} + \dfrac{{ - 3}}{7}} \right) + \dfrac{{16}}{9}\)     (tính chất kết hợp)

\(= 0 + \dfrac{{16}}{9}\)     (cộng với 0)

\(= \dfrac{{16}}{9}\)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tính nhanh:

\(\eqalign{& B = {{ - 2} \over {17}} + {{15} \over {23}} + {{ - 15} \over {17}} + {4 \over {19}} + {8 \over {23}}\cr}\)

Hướng dẫn giải

\(\eqalign{& B = {{ - 2} \over {17}} + {{15} \over {23}} + {{ - 15} \over {17}} + {4 \over {19}} + {8 \over {23}}  \cr &  = \left( {{{ - 2} \over {17}} + {{ - 15} \over {17}}} \right) + \left( {{{15} \over {23}} + {8 \over {23}}} \right) + {4 \over {19}}  \cr &  = \left( {{{ - 2 + ( - 15)} \over {17}}} \right) + \left( {{{15 + 8} \over {23}}} \right) + {4 \over {19}}  \cr &  = \left( {{{ - 17} \over 17}} \right) +  {{{23} \over {23}}} + {4 \over 19}  \cr &  = \left( { - 1} \right) + 1 + {4 \over 19} = 0 + {4 \over {19}} = {4 \over {19}}\cr}\)

Câu 2: Tính nhanh:

\(\eqalign{& C = {{ - 1} \over 2} + {3 \over {21}} + {{ - 2} \over 6} + {{ - 5} \over {30}} \cr} \)

Hướng dẫn giải

\(\eqalign{&C = {{ - 1} \over 2} + {3 \over {21}} + {{ - 2} \over 6} + {{ - 5} \over {30}}  \cr &  = {{ - 1} \over 2} + {1 \over 7} + {{ - 2} \over 6} + {{ - 1} \over 6}  \cr &  = {{ - 1} \over 2} + {1 \over 7} + \left( {{{ - 2} \over 6} + {{ - 1} \over 6}} \right)  \cr &  = {{ - 1} \over 2} + {1 \over 7} + {{ - 3} \over 6}  \cr &  = {{ - 1} \over 2} + {1 \over 7} + {{ - 1} \over 2}  \cr &  = \left( {{{ - 1} \over 2} + {{ - 1} \over 2}} \right) + {1 \over 7}  \cr &  = {{ - 2} \over 2} + {1 \over 7}  \cr &  =  - 1 + {1 \over 7} = {{ - 7} \over 7} + {1 \over 7}  \cr &  = {{ - 7 + 1} \over 7} = {{ - 6} \over 7} \cr} \)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tính tổng \(A = \dfrac{{ - 3}}{4} + \dfrac{2}{7} + \dfrac{{ - 1}}{4} + \dfrac{3}{5} + \dfrac{5}{7}\)

Câu 2: Tính nhanh

\(\dfrac{1}{2} + \dfrac{{ - 1}}{3} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{{ - 1}}{5}  + \dfrac{1}{5} + \dfrac{{ - 1}}{4} + \dfrac{1}{3} + \dfrac{{ - 1}}{2}\)

Câu 3: Vòi nước A chảy vào một bể không có nước trong 4 giờ thì đầy. Vòi nước B chảy đầy bể ấy trong 5 giờ. Hỏi

a) Trong 1 giờ, mỗi vòi chảy được lượng nước bằng mấy phần bể?

b) Trong 1 giờ, cả hai vòi cùng chảy thì được lượng nước bằng mấy phần bể?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phép cộng có tính chất nào sau đây?

A. Tính chất giao hoán 

B. Tính chất kết hợp 

C. Tính chất cộng với 0 

D. Cả A, B, C đều đúng 

Câu 2: Tính hợp lí biểu thức \( - \dfrac{9}{7} + \dfrac{{13}}{4} + \dfrac{{ - 1}}{5} + \dfrac{{ - 5}}{7} + \dfrac{3}{4}\) ta được kết quả là:

A. \(\dfrac{9}{5}\)

B. \(\dfrac{11}{5}\)

C. -\(\dfrac{11}{5}\)

D. -\(\dfrac{1}{5}\)

Câu 3: Tìm số nguyên x biết \(\dfrac{5}{6} + \dfrac{{ - 7}}{8} \le \dfrac{x}{{24}} \le \dfrac{{ - 5}}{{12}} + \dfrac{5}{8}\)

A. \(x \in \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\)

B. \(x \in \left\{ {-1;0;1;2;3;4;5} \right\}\)

C. \(x \in \left\{ {-1;0;1;2;3;4} \right\}\)

D. \(x \in \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}\)

Câu 4: Cho \(A = \left( {\dfrac{1}{4} + \dfrac{{ - 5}}{{13}}} \right) + \left( {\dfrac{2}{{11}} + \dfrac{{ - 8}}{{13}} + \dfrac{3}{4}} \right)\). Chọn câu đúng 

A. A > 1

B. \(A = \dfrac{2}{{11}}\)

C. A = 1

D. A = 0

Câu 5: Cho \(M = \left( {\dfrac{{21}}{{31}} + \dfrac{{ - 16}}{7}} \right) + \left( {\dfrac{{44}}{{53}} + \dfrac{{10}}{{31}}} \right) + \dfrac{9}{{53}}\)\(N = \dfrac{1}{2} + \dfrac{{ - 1}}{5} + \dfrac{{ - 5}}{7} + \dfrac{1}{6} + \dfrac{{ - 3}}{{35}} + \dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{{41}}\)

Chọn câu đúng 

A. \(M = \dfrac{2}{7},N = \dfrac{1}{{41}}\)

B. \(M = 0,N = \dfrac{1}{{41}}\)

C. \(M = \dfrac{{ - 16}}{7},N = \dfrac{{83}}{{41}}\)

D. \(M = \dfrac{{ - 2}}{7},N = \dfrac{1}{{41}}\)

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được các tính chất của phép cộng phân số.
  • Biết áp dụng các tính chất để tính các giá trị biểu thức một cách hợp lí.
Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM