Toán 6 Chương 1 Bài 6: Phép trừ và phép chia

Ở bài 5 chúng ta đã tìm hiểu về Phép cộng và phép nhân, tiếp theo Bài 6 chúng ta tiếp tục tìm hiểu về 2 phép toán còn lại là Phép trừ và phép chia.

Toán 6 Chương 1 Bài 6: Phép trừ và phép chia

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phép trừ hai số tự nhiên

Tổng quát:  a (Số bị trừ)  - b (Số trừ) = c (Hiệu)

Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a - b = x

VD: 7 (Số bị trừ) - 3 (Số trừ) = 4 (Hiệu)

1.2. Phép chia hết và phép chia có dư

Tổng quát: a (Số bị chia) : b (Số chia) = c (Thương)

Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b \(\ne\) 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b. x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a : b = x.

VD: 12 (Số bị chia) : 3 (Số chia) = 4 (Thương)

Cho hai số tự nhiên a và b trong đó b \(\ne\) 0, ta luôn tìm được hai số hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho : a = b . q + r trong đó 0 ≤ r < b.

Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.

Nếu r \(\ne\) 0 thì ta có phép chia có dư.

VD: 14 (Số bị chia) = 3 (Số chia) . 4 (Thương) + 2 (Số dư) là phép chia có dư với số dư r = 2.

       12 (Số bị chia) = 3 (Số chia) . 4 (Thương) + 0 (Số dư) là phép chia hết với số dư r = 0.

Kết luận: 

1. Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

2. Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q  sao cho : a = b. q

3. Trong phép chia có dư: 

                     Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư

                                   a = b . q + r (0 < r < b)

                     Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia

4. Số chia bao giờ cũng khác 0.

2. Bài tập minh họa

Câu 1:  Thực hiện phép tính : \(2017 - 1892 \) và xác định Số bị trừ, Số trừ, Hiệu

Hướng dẫn giải:

 \(2017- 1892 = 125\)

Với 2017 là Số bị trừ

      1892 là Số trừ

       125 là Hiệu

Câu 2:  Thực hiện phép tính : \(175 : 5\) và xác định Số bị chia, Số chia, Thương

Hướng dẫn giải:

 \(175 : 5 = 35\)

Với 175 là Số bị chia

       5 là Số chia

       35 là Thương

Câu 3: Tìm số dư r trong phép chia : \(128 : 3\)

Hướng dẫn giải:

Ta có \(128 : 3 = 42 \) dư 2 Vậy nên số dư r = 2.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1:  Thực hiện phép tính : \(2020 - 1890\) và xác định Số bị trừ, Số trừ, Hiệu.

Câu 2:  Thực hiện phép tính: \(1356:3\)và xác định Số bị chia, Số chia, Thương.

Câu 3: Tìm số dư r trong phép chia: \(2987:9\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Điều kiện để có hiệu \(a - b \) là số tự nhiên là :

Với a ,b là các số tự nhiên

A. a lớn hơn hoặc bằng b

B. a lớn hơn b

C. a nhỏ hơn b

D. a bằng b

Câu 2: Thực hiện phép chia : \(159 : 30 \) thì ta có số dư bằng bao nhiêu ?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 9

Câu 3: Tìm x biết :  \(27 . x = 108\)

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 4: Cho quãng đường từ : 

Hà Nội - TP Hồ Chí Minh : 1800km

Hà Nội - Đà Nẵng : 800km 

Tìm quãng đường từ Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh.

A. 1000km

B. 800km

C. 900km

D. 700km

Câu 5: Biết Số bị chia là 128, Thương là 32. Vậy Số chia bằng ? 

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

4. Kết luận 

Qua bài giảng Phép trừ và phép chia này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Các chất của phép trừ và phép chia.

  • Áp dụng tính chất phép trừ, phép chia thực hiện các phép tính.

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM