Toán 6 Chương 2 Bài 9: Tam giác

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng do elib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Tam giác, cùng với các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức.

Toán 6 Chương 2 Bài 9: Tam giác

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tam giác ABC là gì?

Định nghĩa: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB; BC; CA khi ba điểm A; B; C không thẳng hàng.

Kí hiệu: 

  • Tam giác ABC được kí hiệu là \(\Delta ABC\).
  • Ta còn gọi tên và kí hiệu tam giác ABC là \(\Delta \)BCA, \(\Delta \)CAB, \(\Delta \)ACB, \(\Delta \)CBA, \(\Delta \)BAC.

- Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác.

- Ba đoạn thẳng AB, BC, CA là ba cạnh của tam giác

- Ba góc BAC, CBA, ACB là ba góc của tam giác.

Nhận xét: Một tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.

Chú ý: Một điểm nằm bên trong tam giác nếu nó nằm trong cả 3 góc của tam giác. Một điểm không nằm trong tam giác và không nằm trên cạnh nào của tam giác gọi là điểm ngoài của tam giác.

Ví dụ: Cho hình vẽ dưới đây

- Điểm M (nằm trong cả ba góc của tam giác) là điểm nằm bên trong tam giác.

- Điểm N (không nằm trong tam giác, không nằm trên cạnh nào của tam giác) là điểm nằm bên ngoài tam giác) là điểm nằm bên ngoài tam giác (điểm ngoài của tam giác).

1.2. Vẽ tam giác

Ví dụ: Vẽ một tam giác ABC, biết ba cạnh BC = 5cm, AB=4cm, AC=3cm.

Cách vẽ

- Vẽ đoạn thẳng BC = 5cm

- Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 4cm

- Vẽ cung tròn tâm C, bán kính 3cm

- Lấy một giao điểm của hai cung trên, gọi giao điểm đó là A.

- Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có \(\Delta \)ABC.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Vẽ hình liên tiếp theo các cách diễn đạt sau đây:

a)  Vẽ tam giác ABC, có AB = 4cm, BC = 4cm và CA = 4cm.

b) Vẽ tiếp các điểm M, N, P tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng AB, BC, CA.

c) Vẽ tiếp tam giác MNP.

d) Đọc tên, các đỉnh, các góc, các cạnh của những tam giác có 3 đỉnh lấy trong số các điểm A, B, C, M, N, P.

Hướng dẫn giải

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Vẽ hình liên tiếp theo các cách diễn đạt sau đây:

a)  Vẽ tam giác ABC, có AB = 2cm, BC = 2cm và CA = 2cm.

b) Vẽ tiếp các điểm M, N, P tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng AB, BC, CA.

c) Vẽ tiếp tam giác MNP.

d) Đọc tên, các đỉnh, các góc, các cạnh của những tam giác có 3 đỉnh lấy trong số các điểm A, B, C, M, N, P.

Câu 2:

a) Vẽ tam giác ABM có AB = 5cm, BM = AM = 6,5cm.

b) Vẽ tiếp góc AMx kề bù với góc AMB.

c) Vẽ tam giác AMC, sao cho MA = MC và điểm C thuộc tia Mx.

d) So sánh MB, MA, MC.

e) Cho biết độ dài của đoạn thẳng BC.

f) Đo và cho biết số đo của góc BAC.

g) Đo và cho biết độ dài của đoạn thẳng AC.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho hình vẽ sau:

Kể tên các tam giác có trên hình vẽ

A. \(\Delta ABM,\Delta AMC,\Delta ABC\)

B. \(\Delta AMC,\Delta ABC\)

C. \(\Delta ABM,\Delta AMC\)

D. \(\Delta AB\)

Câu 2: Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu tam giác có các đỉnh là ba trong 5 điểm trên?

A. 9

B. 10

C. 8

D. 7

Câu 3: Cho hình vẽ sau:

Kể tên các tam giác có chung cạnh BC

A. \(\Delta FBC,\Delta EBC,\Delta DBC\)

B. \(\Delta EBC,\Delta DBC,\Delta ABC\)

C. \(\Delta FBC,\Delta EBC,\)

D. \(\Delta FBC,\Delta EBC,\Delta DBC,\Delta ABC\)

Câu 4: Cho đường thẳng d không đi qua O. Trên d lấy 6 điểm A, B, C, D, E, F phân biệt. Có bao nhiêu tam giác nhận điểm O làm đỉnh và hai dỉnh còn lại là hai trong sáu điểm A, B, C, D, E, F?

A. 15

B. 12

C. 6

D. 9

Câu 5: Cho hình vẽ:

Kể tên các góc trong tam giác ABM

A. \(\widehat {ABM},\widehat {AMB},\widehat {BAM}\)

B. \(\widehat {ABM},\widehat {AMB},\widehat {BMA}\)

C. \(\widehat {ABC},\widehat {ACB},\widehat {BAM}\)

D. \(\widehat {ABC},\widehat {AMB},\widehat {CAM}\)

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Biết khái niệm tam giác.
  • Nhận biết được đinh, cạnh, góc của tam giác, điểm nằm bên trong, bên ngoài tam giác.
  • Biết vẽ tam giác với độ dài ba cạnh cho trước. Biết gọi tên và kí hiệu tam giác
Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM