Luận văn Xã hội

Chuyên mục Luận văn Xã hội được eLib giới thiệu sau đây sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm khi làm luận văn, quá trình thực hiện luận văn, hình thức và nội dung của luận văn Xã hội, đồng thời chia sẻ đến bạn các đề tài luận văn Xã hội hay nhất để bạn tham khảo và lựa chọn đề tài luận văn hấp dẫn và đạt điểm cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Luận văn Xã hội là gì?

Luuận văn Xã hội là công trình nghiên cứu dưới hình thức một văn bản về một chủ đề bất kì nào đó được giao phó nghiên cứu hoặc dựa trên lựa chọn yêu thích của người làm luận văn.

Luận văn Xã hội sẽ được làm vào cuối khóa học để trình bày những kết quả nghiên cứu về chủ đề đã chọn. Sau khi bảo vệ xong thì bạn sẽ kết thúc khoa học và tốt nghiệp. Cấu trúc luận văn sẽ do từng trường ra quy định.

Luận văn (luận văn tốt nghiệp): Khái niệm này tương đương với khóa luận ở một số trường, cũng có thể coi là chuyên đề.

Mục tiêu của luận văn

Đối với mục tiêu của một bản luận văn, thì cho dù là luận văn thạc sỹ hay với luận văn tốt nghiệp thì nó cũng chính là để phản ánh lên kết quả của quá trình học tập cũng như nghiên cứu của cá nhân người làm luận văn. Chi tiết nó sẽ có ý nghĩa như dưới đây:

Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học và có thể xem nó là thành quả của việc lao động khoa học chân chính của sinh viên đại học hoặc cao học dựa theo tính độc lập, sự tự chủ, tìm hiểu cũng như phát huy nên tính sáng tạo của chính bản thân mình. Việc nhận định năng lực viết luận văn hay quá trình học tập của sinh viên dưới cái nhìn tổng quát và khách quan nhất.

Do đề tài làm luận văn thường được tạo dựng trên những ý tưởng  khoa học của chính người viết, cũng như được xem là quá trình tìm hiểu của họ nên luận văn sẽ cần phải đảm bảo được những yêu cầu như:

- Có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như bám sát đời sống thực tế

- Nghiêm chỉnh và đáp ứng được những yêu cầu

- Trình bày mạch lạc, đáng tin cậy, chính xác, khách quan, minh  bạch

- Sáng tạo và có cơ sở

2. Kinh nghiệm hữu ích cần biết khi làm luận văn Xã hội

Về việc chọn luận văn/ khóa luận tham khảo, sinh viên nên chọn các luận văn có đề tài gần giống với đề tài luận văn đang thực hiện, có bố cục tốt.

Để nội dung luận văn tốt nghiệp đa dạng - có nhiều điểm mới hơn, sinh viên nên tìm nhiều nguồn thông tin tham khảo từ: sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo nước ngoài.

Với phần cơ sở lý thuyết, thay vì sao chép y nguyên từ các nguồn tham khảo, muốn có sự khác biệt – nổi bật, sinh viên nên trình bày theo cách hiểu của mình, có dẫn chứng – ví dụ minh họa cụ thể.

Với những sinh viên có đề tài luận văn tốt nghiệp tương tự nhau, có điểm chung nhau nên phối hợp trong việc tìm và chia sẻ tài liệu tham khảo để đỡ tốn thời gian và công sức.

Sinh viên nên báo cáo tiến độ thực hiện luận văn tốt nghiệp định kỳ cho Giảng viên hướng dẫn dù không được yêu cầu, để biết đang làm đúng hay sai, cần bổ sung kịp thời hay bỏ bớt những phần thừa thãi. Có không ít trường hợp Luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành nhưng bị giáo viên phản biện đánh giá luận văn không đáp ứng điều kiện để báo cáo Hội đồng – đó là do người thực hiện không theo sát GV hướng dẫn, khiến nội dung trình bày không đúng trọng tâm.

Tần suất trao đổi với GVHD nên từ 1 – 2 tuần/ lần, có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua email. Nội dung trao đổi: thông tin ngắn gọn bạn đã làm gì, chuẩn bị làm gì, gặp khúc mắt ở đâu và cần tư vấn – định hướng gì…

Trước khi in luận văn chính thức, sinh viên cần kiểm tra kỹ chính tả - các định dạng văn bản – số trang đối chiếu với mục lục, nên nhờ vài người thân hoặc bạn bè đọc lại cẩn thận để giúp nhận ra các lỗi mắc phải.

3. Quá trình thực hiện luận văn Xã hội

Thường thì quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp sẽ gồm các bước sau:

- Nhận đề tài

- Lên ý tưởng triển khai, kế hoạch thực hiện

- Giảng viên hướng dẫn duyệt bố cục, khung nội dung luận văn

- Triển khai viết luận văn – báo cáo định kỳ

- Giảng viên hướng dẫn review lần cuối – chỉnh sửa - in báo cáo lần 1.

- Gặp giảng viên phản biện – chỉnh sửa - in báo cáo lần 2, GVPB chấp nhận đề tài được đưa ra hội đồng.

- Báo cáo luận văn trước Hội đồng.

- In luận văn hoàn chỉnh, đóng bìa đỏ/ xanh nhũ vàng và chờ điểm.

4. Hình thức và nội dung của luận văn Xã hội

4.1 Hình thức của luận văn Xã hội

Trình bày luận văn

Luận văn thường được in trên giấy A4, đóng thành tập, có phần bìa in màu đỏ/ xanh với các quy định cụ thể về lề trên – dưới – trái – phải, kiểu chữ - cỡ chữ…

Cách liệt kê – trích dẫn tài liệu tham khảo:

Cách liệt kê tài liệu tham khảo: đánh theo số thứ tự, đặt trong ngoặc vuông (Ví dụ với tài liệu là sách: [1] Tên tác giả, Tên sách, Nhà xuất bản, năm xuất bản).

Thông tin trích dẫn lại nguyên văn phải đặt trong dấu ngoặc kép

Số tài liệu được trích dẫn có thể đặt sau hoặc trước thông tin được trích dẫn

Với tài liệu tham khảo trên Internet, cần ghi rõ url của trang và ngày truy cập cuối cùng mà trang web vẫn còn hiệu lực.

Việc trình bày tài liệu tham khảo phải theo format chung và nhất quán từ đầu đến cuối luận văn.

4.2 Nội dung cần có trong luận văn Xã hội

Bìa luận văn tốt nghiệp: trình bày thông tin về luận văn tốt nghiệp: tên luận văn; tên tác giả, lớp, khóa học, khoa – trường; tên giảng viên hướng dẫn; tháng, năm viết luận văn.

Mục lục: liệt kê tên chương, các mục lớn – mục nhỏ trong chương và đánh số trang.

Danh sách hình vẽ: liệt kê tên, đánh số trang các hình vẽ trong luận văn.

Danh sách bảng biểu: liệt kê tên, đánh số trang các bảng biểu được đưa vào luận văn.

Danh sách từ viết tắt: liệt kê – giải nghĩa các từ viết tắt sử dụng

Nhận xét của giảng viên: phần đánh giá của giảng viên hướng dẫn sau khi sinh viên hoàn thành luận văn.

Lời cảm ơn: lời cảm ơn những người đã giúp đỡ sinh viên hoàn thành khóa luận.

Phần mở đầu: nêu vấn đề luận văn cần làm rõ, phạm vi - phương pháp thực hiện để giải quyết vấn đề, mục đích của luận văn; trình bày tóm tắt nội dung các chương.

Các chương: bắt đầu bằng đoạn giới thiệu phần chính trình bày trong chương, kết thúc bằng các kết luận chính. Chương đầu là phần cơ sở lý thuyết, các chương sau là phần ứng ứng dụng giải quyết vấn đề của luận văn.

Kết luận: nhấn mạnh những vấn đề đã được giải quyết, đồng thời nêu ra các tồn tại chưa được giải quyết – đưa ra kiến nghị, đề xuất.

Tham khảo: liệt kê danh sách tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn

Phụ lục: những thông tin có liên quan đến nội dung được trình bày trong luận văn nhưng nếu để trong phần chính sẽ gây rườm rà.

5. Danh mục đề tài luận văn Xã hội tham khảo

Thực trạng kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngô Quyền – thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học Quý Hòa - Lạc Sơn – Hòa Bình

Thực trạng kĩ năng học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 3

Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa tại trường Tiểu học Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số với giáo viên ở trường Tiểu học Phương Tiến huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

Tìm hiểu hứng thú học tập môn tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tiên Dương huyện Đông Anh – Hà Nội

Tìm hiểu các loại ghi nhớ của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngô Quyền - thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Nghiên cứu quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội

Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Thực trạng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Tìm hiểu hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ em lứa tuổi mầm non

Một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường Mầm non Phúc Thắng – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc

Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ em lứa tuổi mầm non

Tìm hiểu đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua một số loại trò chơi

Tìm hiểu kỹ năng học tập phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 2 trường Tiểu học thị trấn Sóc Sơn

Tìm hiểu thực trạng về việc xử lí các tình huống sư phạm trong công tác gíao viên chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Trưng Nhị thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Tìm hiểu hành động phân tích của học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức và môn Toán

Tìm hiểu hành động phân tích của học sinh lớp 2 qua môn Đạo đức và môn Toán

Đô thị hóa ở Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2009

Thương mại của Việt Nam Cộng hòa với Hoa Kỳ

Hậu quả chiến tranh hóa học do Hoa Kỳ gây ra ở Việt Nam

Chữ quốc ngữ với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX

Kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1976-1985

Quan hệ Việt Nam – Lào trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục giai đoạn 1977 - 2017

Phật giáo Champa từ thế kỷ III đến thế kỷ X

Trần Trọng Kim với vấn đề bảo tồn Nho giáo và Phật giáo

Chùa Long Đọi Sơn từ thế kỉ XII đến năm 2018

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2015

Tác động của chiến tranh Việt Nam đến quan hệ Mĩ – Trung Quốc giai đoạn 1969 - 1972

Giao thông vận tải đường bộ ở Lào thời Pháp thuộc

Chính sách đối ngoại xuyên Đại Tây Dương của CHLB Đức

Cuộc cách mạng thị trường ở Mỹ và tác động đến lịch sử nước Mỹ

....

Trên đây là một số luận văn Xã hội và các hướng dẫn trình bày nội dung, bố cục cũng như cách viết đồ an theo đúng quy định. Hi vọng đây sẽ là thông tin hữu giúp bạn hoàn thành một bài luận văn Xã hội đúng chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM