Khóa luận: Cuộc cách mạng thị trường ở Mỹ và tác động đến lịch sử nước Mỹ

Khóa luận Cuộc cách mạng thị trường ở Mỹ (1793-1860) và tác động đến lịch sử nước Mỹ làm rõ khái niệm “cách mạng thị trường” những tiền đề tác động đến sự phát triển cuộc cách mạng thị trường; tìm hiểu tiến trình và những thành tựu chính của cách mạng thị trường (1793–1860) trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc; từ các thành tựu trên rút ra tác động của cách mạng thị trường đến kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội nước Mỹ

Khóa luận: Cuộc cách mạng thị trường ở Mỹ và tác động đến lịch sử nước Mỹ

1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong sự phát triển của mỗi quốc gia – dân tộc đều có những giai đoạn lịch sử để lại những dấu ấn quan trọng tạo nên nền tảng của mỗi quốc gia – dân tộc đó. Thế kỷ XIX là một thế kỷ đánh dấu sự biến đổi mọi mặt của lịch sử nước Mỹ. Đặc biệt là sự phát triển vượt bậc về nền kinh tế trong giai đoạn sau khi cách mạng Mỹ thành công. Từ chỗ phụ thuộc vào nền kinh tế của các nước châu Âu nền kinh tế Mỹ vươn lên mạnh mẽ, dần dần thế chỗ Anh trở thành bá chủ toàn cầu. Khi nghiên cứu về những biến động kinh tế trong giới tư bản, trong đó có nền kinh tế Mỹ. Người ta đặt ra những nghi vấn về nội lực của nước Mỹ rồi nguyên nhân nào đã giúp nền kinh tế quốc gia này phát triển nhanh chóng sau cách mạng Mỹ. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu tiền đề, nội dung cuộc cách mạng thị trường ở Mỹ (1793 – 1860) và tác động của cuộc cách mạng này đến sự phát triển của lịch sử nước Mỹ.

Phạm vi nghiên cứu

  • Về không gian: không gian chủ yếu là nước Mỹ, đặc biệt ở khu vực Đông Bắc (gồm các bang: Maine, New Hampshire, Vermont, Massachusetts, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey và Pennsylvannia) nơi có sự thay đổi căn bản nhất.
  • Về thời gian: thời gian vào cuối thế kỷ XVIII đến trước Nội chiến. Cụ thể là năm 1793 (Eli Whitney phát minh ra Gin-bông) đến trước năm 1861 cụ thể ngày 12 – 04 – 1861, nội chiến Nam – Bắc bùng nổ. Tuy nhiên hai mốc thời gian này không có nghĩa là sự phận định máy móc, không cho phép khóa luận mở rộng thời gian nghiên cứu về giai đoạn trước và sau đó để làm rõ nội dung chính của đề tài.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài khóa luận này, tác giả đã sử dụng triệt để phương pháp nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra tác giả sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: sưu tầm, chọn lọc, tổng hợp,… để xử lý tài liệu trước khi tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về cuộc cách mạng thị trường giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến trước Nội chiến. Bên cạnh đó tác giả khóa luận sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá những tác động của cuộc cách mạng thị trường đến lịch sử nước Mỹ. Một số phương pháp thống kê, phương pháp liên ngành cũng được sử dụng để giải quyết vấn đề do đề tài đặt ra.

2. Nội dung

2.1 Những tiền đề

Khái niệm “cách mạng thị trường”

Bối cảnh thế giới và khu vực

  • Bối cảnh thế giới
  • Bối cảnh khu vực Bắc Mỹ

Tình hình nước Mỹ đầu thế kỷ XIX.

  • Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
  • Về chính trị
  • Về tư bản
  • Về nhân công
  • Về thị trường tiêu thụ
  • Những tiến bộ khoa học kĩ thuật

2.2 Những thành tựu và tác động

Những thành tựu trong lĩnh vực Công nghiệp

  • Ngành dệt
  • Ngành luyện kim và khai mỏ

Những thành tựu trong hoạt động Nông nghiệp

Những thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc

  • Kênh rạch
  • Tàu hơi nước
  • Đường quốc lộ
  • Đường sắt
  • Báo và điện báo

Tác động của cách mạng thị trường đến lịch sử nước Mỹ

  • Kinh tế
  • Chính trị
  • Văn hóa - xã hội

3. Kết luận

Tóm lại, cuộc cách mạng thị trường (1793 – 1860) không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử nước Mỹ mà còn thúc đẩy sự phát triển của lịch sử nhân loại. Những thành tựu của cuộc cách mạng thị trường là những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp sau khi nội chiến kết thúc. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 trên thế giới xuất phát từ Mỹ. Đây là thời kỳ nước Mỹ có những cống hiến vô cùng lớn lao đối với văn minh nhân loại, như phát minh của Thomas Edison, H.Ford,… Với những thành tựu mà Mỹ đạt được, nước Mỹ là một trong những nước lên chủ nghĩa đế quốc sớm nhất vào thế kỷ XX. Mặc dù, cách mạng thị trường diễn ra cách đây gần hai thế kỷ, xong nó vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện cho mọi quốc gia vươn ra thế giới mở cửa hội nhập quốc tế. Việt Nam sau khi giải phóng dân tộc, đặc biệt là sau đổi mới (1986), cũng tiến hành công nghiệp hóa, hòa với nhịp phát triển của thế giới. Việc đẩy mạnh mối quan hệ ngoại giao với nước Mỹ trong thời gian gần đây là điều kiện thuận lợi để học hỏi kinh nghiệm trên các lĩnh vực, áp dụng sao cho phù hợp đưa đất nước phát triển tiến kịp với thời đại.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thế Anh (1969), Lịch sử Hoa kỳ từ độc lập đến Chiến tranh Nam Bắc, NXB Lửa thiêng, Sài Gòn.

Lê Thanh Bình (1998), “Các xu hướng chính của văn hóa Mỹ và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế - xã hội Mỹ”, tạp chí Châu Mĩ ngày nay số 2/1998

Stephen S. Birdsall, John Florin (1999), Khái quát về địa lý Mỹ. Bản dịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

Vương Kính Chi (2000),“Lược sử nước Mỹ”, Nxb.Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Khóa luận Lịch sử trên ---

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM