Khóa luận: Chùa Long Đọi Sơn từ thế kỉ XII đến năm 2018

Khóa luận Chùa Long Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) từ thế kỉ XII đến năm 2018 khái quát điều kiện tự nhiên và dân cư, điều kiện kinh tế- xã hội, lịch sử của xã Đọi Sơn; phác họa quá trình hình thành và các giai đoạn trùng tu, tôn tạo chùa Long Đọi Sơn, quy mô và kiến trúc chùa qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, bài trí tượng Phật, di vật cổ trong chùa; tìm hiểu về lễ hội chùa Long Đọi Sơn từ đó rút ra các giá trị lịch sử - văn hóa, tôn giáo-tín ngưỡng, kiến trúc, du lịch của di tích.

Khóa luận: Chùa Long Đọi Sơn từ thế kỉ XII đến năm 2018

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn khôi phục bức tranh toàn diện về chùa Long Đọi trên các mặt: lịch sử, kiến trúc, lễ hội…cùng những giá trị văn hóa của một ngôi cổ tự linh thiêng trên mảnh đất quê hương Hà Nam. Từ đó, góp phần giáo dục ý thức gìn giữ, bảo tồn những công trình kiến trúc, những giá trị tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc đối với thế hệ trẻ

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: không gian văn hóa chùa Long Đọi Sơn trên địa bàn xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam.

Phạm vi thời gian: từ khi chùa được xây dựng cho đến nay (2018)

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, người viết sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp phân tích để thực hiện đề tài. Phương pháp lịch sử để tái hiện lại quá trình xây dựng và phát triển của chùa, phương pháp phân tích được vận dụng để tìm hiểu các giá trị văn hóa cũng như vai trò của chùa Long Đọi. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như điền dã, phỏng vấn sâu…Chúng tôi đi diền dã chùa Long Đọi, phỏng vấn sư trụ trì cũng như các cụ bô lão trong làng.

2. Nội dung

2.1 Lịch sử chùa Long Đọi Sơn

Khái quát về xã Đọi Sơn (Duy Tiên - Hà Nam)

  • Điều kiện tự nhiên và dân cư 
  • Điều kiện kinh tế - xã hội
  • Lịch sử xã Đọi Sơn

Lịch sử chùa Long Đọi Sơn

  • Thời điểm xây dựng chùa Long Đọi Sơn
  • Trùng tu, tôn tạo chùa Long Đọi Sơn
  • Các vị trụ trì chùa Long Đọi Sơn

2.2 Kiến trúc và lễ hội

Kiến trúc chùa Long Đọi Sơn

  • Toàn cảnh chùa
  • Bài trí tượng thờ trong chùa
  • Cổ vật trong chùa

Lễ hội

  • Lễ hội truyền thống chùa Đọi Sơn
  • Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn
  • Giá trị của di tích lịch sử văn hóa Long Đọi Sơn tự

3. Kết luận

Yếu tố văn hóa và thiên nhiên đã hòa vào nhau với biết bao truyền thuyết: Câu chuyện tịch điền, mở hội thi cày, thi cấy do vua Lê Đại Hành mở vào năm 980 - 1005 và ông đã đặt tên ruộng vàng, ruộng bạc vào năm 987 để khuyến khích nghề nông phát triển; bến đỗ thuyền rồng vua Lý, vua Lê, làng trống Đọi Tam, bãi Móm Lợn, bãi Ca Rô, làng nghề chăn tằm dệt vải, múa rối nước làng Trung, chín giếng nước tượng trưng cho chín mắt rồng xung quanh núi Đọi đã đi vào huyền thoại. Đọi Sơn, tự nó nói lên sức mạnh trường tồn hơn những gì định nói. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của chùa Đọi, Ban quản lí di tích địa phương đã xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch.

4. Tài liệu tham khảo

Bảo tàng tổng hợp Hà Nam Ninh, Hồ sơ di tích danh lam thắng cảnh Hà Nam Ninh, 1992.

Trương Quốc Bình (2017), Văn hóa nghệ thuật thời Lý, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, NXB Sử Lược, Hà Nội.

Đại Việt sử kí toàn thư (1993), tập 1, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Đảng bộ xã Đọi Sơn (2009), Lịch sử Đảng bộ xã Đọi Sơn, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Nam, Hà Nam...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Khóa luận Tốt nghiệp Lịch sử trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM