Khóa luận: Trần Trọng Kim với vấn đề bảo tồn Nho giáo và Phật giáo

Khóa luận Trần Trọng Kim với vấn đề bảo tồn Nho giáo và Phật giáo trình bày những điều kiện khách quan và chủ quan hình thành nên tư tưởng bảo tồn văn hóa của Trần Trọng Kim; phân tích những quan điểm của Trần Trọng Kim đối với việc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của Nho giáo; phân tích những quan điểm của Trần Trọng Kim về vấn đề bảo tồn những giá trị tốt đẹp của Phật giáo.

Khóa luận: Trần Trọng Kim với vấn đề bảo tồn Nho giáo và Phật giáo

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận làm rõ những giá trị của Nho giáo và Phật giáo được Trần Trọng Kim, đề cập nhằm chỉ ra những đóng góp và vai trò của ông trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc.

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Quan điểm, tư tưởng của Trần Trọng Kim đối với vấn đề bảo tồn những giá trị tốt đẹp của Nho giáo và Phật giáo.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận vận dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử triết học tôn giáo và các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu...

2. Nội dung

2.1 Những điều kiện hình thành

Những điều kiện khách quan

  • Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Sự suy tàn của những tư tưởng truyền thống ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
  • Cuộc giao thoa văn hóa và tác động của các trào lưu tư tưởng mới

Những nhân tố chủ quan

  • Thân thế và cuộc đời của Trần Trọng Kim 
  • Sự nghiệp của Trần Trọng Kim

2.2 Nội dung cơ bản

Khái quát về Nho giáo và Phật giáo trong lịch sử văn hóa dân tộc

  • Nho giáo trong lịch sử dân tộc
  • Phật giáo trong lịch sử dân tộc

Trần Trọng Kim với vấn đề bảo tồn nho giáo 

  • Trần Trọng Kim chỉ ra thực trạng nền Nho học trọng hình thức và mong muốn giữ gìn tinh thần, đạo học của Nho giáo
  • Giữ gìn đạo đức Nho giáo trong Tam cương - Ngũ thường và thuyết chính danh để ổn định chính trị - xã hội
  • Trần Trọng Kim chủ trương kết hợp Nho giáo với khoa học

Trần Trọng Kim với vấn đề bảo tồn phật giáo

  • Trần Trọng Kim coi Ngũ giới có tác dụng ổn định trật tự xã hội như Tam cương, Ngũ thường
  • Trần Trọng Kim với Hội Phật giáo Bắc Kì - trụ cột trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỉ XX
  • Quan điểm của Trần Trọng Kim về vấn đề cải cách thờ tự và bài trí tượng thờ

3. Kết luận

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề giữ gìn để văn hóa dân tộc không bị hòa tan được xem là trọng tâm trong chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng đã chỉ thị cần phải xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó cho thấy rằng quan điểm xây dựng nền văn hóa của Trần Trọng Kim là hoàn toàn phù hợp trong bất kì thời đại nào chứ không chỉ ở thời đại của ông. Những đóng góp của Trần Trọng Kim đối với nền văn hóa Việt Nam nói chung và trong vấn đề bảo tồn những nét tốt đẹp trong Nho giáo và Phật giáo nói riêng là không thể phủ nhận được. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nền văn hóa của dân tộc có những bước phát triển mạnh mẽ mà vẫn giữ gìn được những gì tinh túy tạo nên bản sắc riêng của mình. Để có được điều này chúng ta không thể không kể đến vai trò của Trần Trọng Kim đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc thông qua việc bảo tồn Nho giáo và Phật giáo.

4. Tài liệu tham khảo

An Hòa (2018), “Đối nhân xử thế của người xưa”, Tạp chí Trí thức Phú Yên, (71).

Doãn Chính, Nguyễn Sinh Kế (2004), “Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam (từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIX)”, Tạp chí Triết học, (9).

Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập II), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Hà Vinh (2004), “Trần Trọng Kim trong góc khuất của lịch sử”, Tạp chí Xưa & Nay, (212), tr.11-13....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Khóa luận Tốt nghiệp Lịch sử trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM