Luận án TS: Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh thành phố Hà Nội

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh thành phố Hà Nội nghiên cứu hình thành cơ sở khoa học và phương pháp luận thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh cho các thành phố lớn của Việt Nam nói chung và cho thành phố Hà Nội nói riêng; hình thành quan điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và giải pháp thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh thành phố Hà Nội đến năm 2030, từ đó điều chỉnh lại ành lang xnahh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 07 năm 2011.

Luận án TS: Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh thành phố Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh thành phố Hà Nội phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế xã hội của Thành phố, đảm bảo phát triển đô thị theo hướng bền vững.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công tác quy hoạch hành lang xanh thành phố Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ phạm vi ranh giới hành chính thành phố Hà Nội; Trong đó tập trung nghiên cứu khu vực ngoại thành từ nay đến năm 2030.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp, chuẩn đoán

Phương pháp quan sát và khảo sát thực tiễn

Phương pháp dự báo

Phương pháp tiếp c ận hệ thống

Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp chồng lớp bản đồ

Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng

2. Nội dung

2.1 Tổng quan thiết lập cấu trúc

Công tác quy hoạch hành lang xanh tại các đô thị trên thế giới

Công tác quy hoạch hành lang xanh tại một số đô thị tại Việt Nam

Hệ thống không gian xanh, hành lang xanh thành phố Hà Nội

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác quy hoạch không gian xanh, hành lang xanh

Những vấn đề cần nghiên cứu

2.2 Các cơ sở khao học

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở pháp lý

Khung quy hoạch đô thị Hà Nội

Các yếu tố và phương pháp luận thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh thành phố Hà Nội

Một số bài học kinh nghiệm thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh trên thế giới

2.3 Đề xuất giải pháp 

Quan điểm, mục tiêu phát triển 

Các nguyên tắc, diện tích hành lang xanh quy đổi

Giải pháp công tác quy hoạch hành lang xanh

Áp dụng điều chỉnh, hoàn thiện công tác quy hoạch hành lang xanh thành phố Hà Nội

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

3. Kết luận

Trong công cuộc đô thị hóa, các đô thị Việt Nam nói chung, trong đó có Thành phố Hà Nội nói riêng có những biến đổi toàn diện: Diện tích đô thị mở rộng, dân số tăng  nhanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp và đầu tư xây dựng… nhằm hướng tới một đô thị Hiện đại – Văn minh. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa, Thành phố Hà Nội chịu nhiều áp lực phát triển đô thị như sự phát triển đô thị lan tỏa, hệ thống sông hồ ô nhiễm trầm trọng, khu vực rừng tự nhiên suy giảm hệ sinh thái và thu hẹp diện tích. Trong khu vực dự kiến thiết lập không gian xanh tồn tại dày đặc hệ thống làng xã theo kiểu “xôi đỗ”, nông nghiệp bị bỏ hoang... đây là những thách thức thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh. Do đó  định hướng “thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh” là cần thiết và là 01 giải pháp quan trọng đảm bảo đô thị phát triển bền vững.Qua nghiên cứu tổng hợp phân tích tài liệu và khảo sát hiện trạng: Lý luận về quy hoạch đô thị theo hướng phát triển bền vững là xu hướng mang tính thời đại. Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn về công tác quy hoạch hành lang xanh, đây là bài học quý để thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh cho các đô thị Việt Nam. Thành phố Hà Nội còn giữ được hệ thống tài nguyên về địa hình tự nhiên gắn với hình thái sông hồ và khu vực thoát lũ, có hệ thống di tích lịch sử đa dạng bám theo hành lang sông. Bên cạnh đó, Thành phố còn nhiều quỹ đất có tiềm năng phát triển không gian xanh như khu vực dịch vụ, điểm dân cư nông thôn và đất nông nghiệp. Đây là những cơ sở khoa học để thiết lập công tác quy hoạch hành lang xanh cho các đô thị của Việt Nam nói chung và cho thành phố Hà Nội nói riêng. 

4. Tài liệu tham khảo

Andhang, Kento Sumida (2015), Bàn bạc về các giải pháp làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị cho đồ án quy hoạch Hà Nội 2030, UHI workshop, Hà Nội. 

Nguyễn Tuấn Anh (2012), Khai thác đặc trưng sông hồ trong tổ chức cảnh quan đô thị, luận án Tiến sĩ, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội. 

Đào Phương Anh (2015), Tạo lập và phát tri ển HLX Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 22/2015, Hà Nội. 

Hà Duy Anh (2016), Các nguyên tắc hình thành hệ thống KGX đô thị, Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 24, Hà Nội. 

Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội (2000), Di tich lịch sử - Văn hóa Hà Nội, trang 72, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 

Nguyễn Thanh Bình (2013),  Quy  hoạch  Anh  đến   những  năm  1980  và  kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 15/2013, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Đô thị trên ---

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM