Luận văn ThS: Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Luận văn ThS Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam đưa ra được một cái nhìn có tính hệ thống, khoa học, sâu sắc, toàn diện về giáo dục nhân quyền và định hướng cụ thể chương trình giáo dục quyền con người cho nhóm đối tượng là thế hệ trẻ ở Việt Nam

Luận văn ThS: Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Nước ta đã trải qua bao thăng trầm trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trải qua hai cuộc đấu tranh khốc liệt giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, xây dựng đất nước đi lên con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, do đó, hơn hết thảy tất cả các quốc gia trên thế giới, dân tộc ta hiểu rõ quyền con người, độc lập dân tộc có ý nghĩa lớn lao đến nhường nào. Trân trọng những thành quả cha ông đã giành được, đất nước ta càng thêm trân trọng những giá trị nhân quyền cao đẹp mà nhân loại hướng tới. Mặt khác, trong quá trình hội nhập toàn cầu, cùng với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị…nhân quyền là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, khu vực, do đó, Việt Nam đã tham gia, gia nhập nhiều công ước, điều ước quốc tế về vấn đề quyền con người. Thêm vào đó, theo đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu quan trọng là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền (Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2004 của Thủ Tướng Chính phủ)

1.2 Tình hình nghiên cứu

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề giáo dục quyền con người đối với việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã trình bày trên đây, việc nghiên cứu về vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức, các nhà nghiên cứu, các học giả, các chuyên gia trên thế giới và trong các quốc gia, trong đó có Việt Nam

Ở Việt Nam, trong vấn đề giáo dục nhân quyền hiện nay vẫn chủ yếu gắn với giáo dục pháp luật, do đó, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề trên, có thể liệt kê những tác phẩm, công trình nghiên cứu như: "Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa", luận án Phó tiến sĩ của Trần Ngọc Đường; "Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động (ở Việt Nam)", luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Đình Lộc; "Giáo dục pháp luật cho nhân dân" của Nguyễn Ngọc Minh (Tạp chí Cộng sản, số 10, 1983); "Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới" của Phùng Văn Tửu (Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4, 1985); "Giáo dục ý thức pháp luật" của Nguyễn Trọng Bình (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4, 1989); "Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật" đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số 07-17 do Viện Nhà nước - Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn chủ trì; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92-98-223ĐT của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; "Tìm kiếm mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người" đề tài khoa học cấp bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý; "Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ của Đặng Ngọc Hoàng…

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác giáo dục nhân quyền.

Phân tích các quy định về giáo dục nhân quyền trên thế giới và những quy định của Việt Nam về giáo dục quyền con người.

Đánh giá thực trạng giáo dục quyền con người ở nước ta nói chung, giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam nói riêng.

Đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường công tác giáo dục quyền con người đặc biệt trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam trong thời gian tới

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các tư tưởng, quan điểm về luật học tiến bộ và hiện đại trên thế giới đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền con người và vấn đề tuyên truyền giáo dục nhân quyền ở nước ta hiện nay

Phương pháp luận được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn là: phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp mô hình hóa.

1.5 Những nét mới của luận văn

Luận văn sẽ góp phần cung cấp những tri thức khoa học cơ bản mang tính lý luận về giáo dục quyền con người trong phạm vi hệ thống các trường đại học ở Việt Nam; giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về vấn đề giáo dục nhân quyền_mục tiêu của thế giới ngày nay

Luận văn ngoài ý nghĩa lý luận còn có thể góp phần làm phong phú hơn kho tàng tư liệu, tài liệu tham khảo về vấn đề giáo dục quyền con người đặc biệt trong hệ thống các trường Đại học ở Việt Nam

2. Nội dung

2.1 Giáo dục nhân quyền là một nội dung thiết yếu trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam

Lý luận chung về vấn đề giáo dục nhân quyền

Liên Hợp Quốc với vấn đề giáo dục nhân quyền

Sự cần thiết của hoạt động giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam

2.2 Thực trạng giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động giáo dục nhân quyền và cơ sở pháp lý của Nhà nước cho hoạt động giáo dục nhân quyền ở Việt Nam

Thực trạng giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hoạt động giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở nước ta

2.3 Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy giáo dục nhân quyền ở nước ta nói chung, trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam nói riêng

Nhóm giải pháp chung nhằm thúc đẩy nền giáo dục nhân quyền   trong phạm vi cả nước

Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục  nhân  quyền trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam

3. Kết luận

Hoạt động giáo dục nhân quyền trong các trường đại học ở Việt Nam mới bước đầu nhận được sự quan tâm từ phía nhà trường, giảng viên và sinh viên trong khi các nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động này còn nhiều hạn chế nên cần thiết phải có sự nỗ lực từ nhiều phía để khắc phục những hạn chế,  tồn đọng trong thực tiến thực hiện công tác giáo dục nhân quyền trong các trường đại học ở nước ta đồng thời tạo dựng các điều kiện vật chất cần thiết cho sự phát triển của hoạt động giáo dục nhân quyền nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa nhân quyền trong thế hệ tri thức trẻ của Việt Nam tương xứng với nền văn hóa nhân quyền toàn cầu. Đây là thách thức   đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nó cũng là một trong những phương hướng phát triển quan trọng của nước ta trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Báo (2010), “Giáo dục quyền con người tại các cơ sở đào tạo không chuyên Luật ở Việt Nam hiện nay”, Giáo dục quyền con người, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học – xã hội.

Lê Văn Bền (2008), "Giáo dục pháp luật cho dân tộc Khơme - Nam Bộ (qua thực tiễn tỉnh An Giang)”, Luận văn thạc sĩ, An Giang.

Nguyễn Trọng Bình (1989), "Giáo dục ý thức pháp luật”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (4), tr 10-11.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM