Luận văn ThS: Quyền của bị can theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Luận văn ThS Quyền của bị can theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng  làm rõ một số vấn đề về lý luận và pháp luật về quyền của bị can; nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của bị can trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2015 đến năm 2019 để nhằm tìm ra những hạn chế, vướng mắc cùng một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện

Luận văn ThS: Quyền của bị can theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động mà đại diện của nhà nước là các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng quyền lực của mình nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trong quá trình hoạt động tố tụng, các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể sử dụng quyền lực được giao để hạn chế một số quyền hiến định của công dân, những hạn chế đó là cần thiết nhằm mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong bối cảnh quyền con người đang được Nhà nước quan tâm và chú trọng, việc bảo vệ quyền của bị can trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước, xã hội, các nhà nghiên cứu, các nhà làm luật và cả những Cơ quan trực tiếp tiến hành tố tụng

Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu tập trung vào quyền và bảo đảm quyền của bị can trong luật tố tụng hình sự, hơn nữa nhiều vấn đề xung quanh việc bảo đảm quyền của bị can cũng cần được phải tiếp tục nghiên cứu ở thêm nhiều góc độ, đặc biệt từ thực tiễn của một địa phương cụ thể (thành phố Hải Phòng). 

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu nhằm phân tích, làm rõ quy định về quyền của bị can, bảo đảm thực hiện quyền của bị can trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, phân tích thực tiễn thực hiện quyền của bị can trên địa bàn thành phố Hải Phòng, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của bị can trong quá trình tố tụng

Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ một số vấn đề về lý luận và pháp luật về quyền của bị can; nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của bị can trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2015 đến năm 2019 để nhằm tìm ra những hạn chế, vướng mắc cùng một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: nghiên cứu các quan điểm, quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp quy có liên quan đến việc đảm bảo quyền của bị can trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; thực trạng đảm bảo quyền của bị can trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Nghiên cứu về quyền của bị can và bảo đảm thực hiện quyền của bị can trong giai đoạn điều tra, truy tố. Luận văn không nghiên cứu quyền của bị can, bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, về xây dựng nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp và quyền con người

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phân tích, tổng hợp, lịch sự, so sánh, thống kê..., khảo sát thực tiễn tố tụng và tham khảo tài liệu, chuyên gia để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Góp phần bổ sung, hoàn thiện hơn các vấn đề lý luận về quyền, đảm bảo quyền của bị can trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, giúp cho các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nâng cao hơn nữa hiệu lực và tính khả thi trong quá trình thực thi pháp luật. Góp phần đảm bảo quyền công dân, quyền con người nói chung, quyền của bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam nói riêng được thực hiện đúng theo luật định, đầy đủ và thực chất.

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về quyền của bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam

Những vấn đề lý luận về quyền của bị can trong tố tụng hình sự

Quy định của pháp luật về quyền của bị can và trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền của bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam

2.2 Thực tiễn thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền của bị can tại thành phố Hải Phòng

Thực tiễn thực hiện các quyền của bị can

Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện quyền của bị can tại thành phố Hải Phòng

2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng thực hiện quyền của bị can trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quyền của bị can

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã xây dựng được một hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về quyền và bảo đảm quyền của bị can trong tố tụng hình sự, đồng thời làm rõ được thực trạng bảo đảm quyền của bị can trong tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong 5 năm gần đây (từ năm 2015 đến năm 2019) ở nhiều góc độ khác nhau.

4. Tài liệu tham khảo

Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 12/CT/TW về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”, Hà Nội.

Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp”, Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM