Luận văn ThS: Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật đất đai ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Luận văn ThS Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật đất đai ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá và luận giải những khía cạnh lý luận về thu hồi giấy chứng nhận, pháp luật thu hồi giấy chứng nhận và thực trạng thực hiện pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua việc nghiên cứu địa bàn cụ thể là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Luận văn ThS: Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật đất đai ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nơi chứa đựng các nguồn lợi tự nhiên như nước, không khí, khoáng sản, sinh vật sống trên bề mặt trái đất, thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất. Đồng thời là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian. Ở Việt Nam, Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... Chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc sử dụng đất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Kinh tế thị trường phát triển kéo theo các quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ vấn đề thu hồi đất đã làm phát sinh rất nhiều vấn đề đòi hỏi Nhà nước cần phải quản lý đất đai một cách có hệ thống và hiệu quả hơn. Thu hồi GCNQSDĐ là một hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai và liên quan trực tiếp đến lợi ích của người sử dụng đất

1.2 Tình hình nghiên cứu

Thu hồi đất trực tiếp tác động đến lợi ích người bị thu hồi đất, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ đầu tư nên thời gian qua đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều chủ thể trong xã hội với nhiều khía cạnh nghiên cứu đa dạng. Điển hình là hàng loạt các công trình, các bài bài viết, các sách chuyên khảo đã và đang là tài liệu nghiên cứu phổ biến như: Nguyễn Quang Học (2004), Các vấn đề pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật, Hà Nội; Phạm Thu Thủy (2005), Một số vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003, tạp chí luật học, số 3/2005; Báo cáo số 93/BC- CP ngày 19/10/2007 của Chính phủ về tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Vũ Thị Nguyện (2007), Quá trình hoàn thiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong bối cảnh phải xử lý các vướng mắc về đất đai, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Luật, Hà Nội; Nguyễn Mạnh Khởi (2009)

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Đánh giá những thành tựu và kết quả đạt được dưới khía cạnh pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về công tác thu hồi đất. Từ đó, nhận diện những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc và bất cập của nội dung này ở cả khía cạnh pháp luật và thực tiễn thực hiện nhằm có những giải pháp tốt hơn, hiệu quả hơn trong tương lai

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu của tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học. duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin. Phương pháp tổng hợp, diễn giải, quy nạp, đánh giá, đối chiếu để tìm hiểu về pháp luật thu hồi đất.., cụ thể: Phương pháp luận, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử…v.v được sử dụng trong Chương 1: Những vấn đề lý luận về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu..v.v được sử dụng trong Chương 2: Thực trạng pháp luật thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; phương pháp pháp so sánh, phương pháp quy nạp..v.v được sử dụng trong Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

1.5 Những nét mới của luận văn

Vấn đề thực hiện pháp luật về thu hồi đất có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhằm thiết lại trật tự quản lý nhà nước về đất đai một cách chính quy, minh bạch trên nền tảng của sự công bằng, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai theo hướng hiện đại, phục vụ tốt cho việc quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho các chủ thể sử dụng đất. Thông qua đó cũng nhằm hạn chế các tranh chấp, bất đồng phát sinh từ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Những vấn đề lý luận về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Những vấn đề lý luận pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 

2.2 Thực trạng pháp luật thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất từ thực tiễn thực hiện trên địa bàn thị xã Quang Yên, tỉnh Quảng Ninh

Thực trạng pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Thực trạng công tác thu hồi giấy chứng nhâṇ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị xã Quảng Yên từ năm 2014 đến năm 2018

2.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Giải pháp

3. Kết luận

Công tác thu hồi đất nói chung và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nói riêng trên địa bàn thị xã Quảng Yên từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đã đạt được những kết quả quan trọng. Thông qua việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án được thực hiện đúng tiến độ; nhu cầu của người dân về cấp đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện nhanh chóng kịp thời. Các trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai phạm được cấp trước đó, khi phát hiện đã được cơ quan chức năng tham mưu thu hồi xử lý kịp thời, đảm bảo quy trình, quy định… Qua đó, góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý đất đai.

4. Tài liệu tham khảo

Báo cáo số 144/BC-UBND ngày 26/4/2019 của Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên.

C. Mac (1979), Tư bản, Quyển I, tập 2, NXB . Sự thật, Hà Nội, trang 82.
Dương Tấn Vinh (2006),
Các khía cạnh pháp lý về hoạt động bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM