Luận văn ThS: Luận tội của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội

Luận văn ThS Luận tội của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội  các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về luận tội và thực trạng luận tội của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự từ thực tiễn Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động luận tội của Kiểm sát viên khi thực hành quyền cồng tố tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Luận văn ThS: Luận tội của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hành quyền công tố là một trong hai chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân (Viện Kiểm sát nhân dân) đã được hiến định. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (Điều 107). Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, do Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; đồng thời, không để người bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam bị hạn chế quyền con người, quyền công dân.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, trong đó phải kể đến các công trình như: Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, NXB Tư pháp, Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu khoa học của mình, tác giả đã khái quát khái niệm, căn cứ pháp luật, địa vị pháp lý, thực trạng luận tội trong thời gian qua và kỹ năng xây dựng bản luận tội, kỹ năng trình bày lời luận tội của Kiểm sát viên. Đồng thời phân biệt, chỉ ra sự khác nhau giữa bản luận tội với các văn bản pháp lý khác (bản kết luận điều tra, cáo trạng).

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện lý luận cơ bản, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về luận tội và thực trạng luận tội của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự từ thực tiễn Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động luận tội của Kiểm sát viên khi thực hành quyền cồng tố tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài gồm có:

Một là, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý về luận tội và hoạt động luận tội quy định trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành ở nước ta.

Hai là, phân tích thực trạng chất lượng luận tội của Kiểm sát viên tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2019, từ đó rút ra kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của thực trạng nghiên cứu.

Ba là, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng luận tội, chất lượng luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hỉnh sự sơ thẩm theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động luận tội của Kiểm sát viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về phạm vi nghiên cứu, Luận văn không nghiên cứu thực trạng luận tội của Viện Kiểm sát nhân dân quân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội mà chỉ nghiên cứu hoạt động này của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019.

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn phân tích lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cấp tỉnh trên cở sở phương pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động của Kiểm sát viên trong tổ tụng hình sự.

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê qua khảo sát thực tế, phương pháp phỏng vấn trực tiếp các Kiểm sát viên có nhiều năm công tác trong ngành,... để thu thập và đúc rút thành kinh nghiệm phục vụ cho việc hoàn thành luận văn.

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần làm phong phú công tác nghiên cứu lý luận về hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cấp tỉnh

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã rút ra được cađồng thời tạo nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các cán bộ, giáo viên và sinh viên chuyên ngành Luật nói chung và các cán bộ, Chuyên viên đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát nói riêng.

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận về luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Cơ sở pháp luật và nội dung hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Các yếu tố tác động đến hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 

2.2 Thực tiễn luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm thành phố Hà Nội

Các yếu tố tác động đến hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Thực trạng luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại thành phố Hà Nội

2.3 Yêu cầu và giải pháp tăng cường biện pháp bảo đảm hoạt động luận tội tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Yêu cầu tăng cường biện pháp bảo đảm hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Giải pháp tăng cường triển khai các biện pháp bảo đảm hoạt động luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

3. Kết luận

Trong tiến trình cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng, Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, công tác cải cách tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng công tác kiểm sát từng bước được nâng lên. Kỹ năng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày càng được nâng lên, do chất lượng đào tạo nghiệp vụ cho Kiểm sát viên ngày càng được nâng cao, céng với sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Viện và phòng nghiệp vụ cấp tỉnh. Do vậy, kỹ năng xây dựng bản luận tội của Kiểm sát viên ngày càng có nhiều tiến bộ rõ rệt, kỹ năng tranh luận và khả năng lập luận của Kiểm sát viên không còn lúng túng, đưa ra quan điểm, đường lối xử lý đúng đắn, đã có nhiều bản luận tội đạt cả về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên vẫn còn một số bản luận tội được chuẩn bị một cách sơ xài về nội dung, chép gần như nguyên văn bản cáo trạng, không đi sâu phân tích đánh giá chứng cứ, đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội để lập luận phân tích kết tội bị cáo (thiếu phần luận), hình thức cẩu thả, văn phong không đúng ngữ pháp… Làm tốt việc luận tội cũng chính là làm tốt chức năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm hình sự; vị trí và vai trò của Kiểm sát viên được nâng cao.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn An (2011), Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát số 7, Hà Nội.

Lê Thúc Anh (2008), Một số suy nghĩ về luận tội tại phiên tòa trong cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân số 1, Hà Nội.

Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM