Luận văn ThS: Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận, huyện của Thành Phố Hải Phòng

Luận văn ThS Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận, huyện của Thành Phố Hải Phòng phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Luận văn ThS: Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận, huyện của Thành Phố Hải Phòng

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là nhiệm vụ quan trọng, mở đầu cho các hoạt động tố tụng hình sự. Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được giải quyết tốt, là cơ sở ban đầu xác định được có tội phạm hay không có tội phạm xảy ra, để quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Qua hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giúp cho CQĐT, VKSND và các cơ quan hữu quan quản lý được tình hình tội phạm xảy ra trên thực tế từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm dưới các góc độ khác nhau như: Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thu Hồng với đề tài kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn (Hà Nội - 2015).

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Đồng thời đánh giá việc thực hiện chức năng này của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thực tiễn.

Hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức VKSND và thực trạng áp dụng so với quy định của pháp luật về hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, luận văn chỉ nghiên cứu quy định của BLTTHS, Luật tổ chức VKSND và văn bản dưới luật có liên quan về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLeNin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê. Các phương pháp này luôn hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để làm rõ những vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần nâng cao nhận thức toàn diện, sâu sắc về chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; làm rõ những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện công tác kiểm sát này để từ đó có những đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trong thực tiễn.

2. Nội dung

2.1 Những vấn lý luận và pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Những vấn đề lý luận về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Quy định pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

2.2 Thực trạng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận, huyện của thành phố Hải Phòng

Tổng quan về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận, huyện của thành phố Hải Phòng

Thực trạng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận, huyện của thành phố Hải Phòng

Dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận, huyện của thành phố Hải Phòng 

Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận huyện của thành phố Hải Phòng

3. Kết luận

Thông qua việc nghiên cứu những tài liệu, hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan, luận văn đã phân tích, đánh giá và làm rõ được khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố; khái niệm về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Từ đó rút ra các đặc điểm về chủ thể, đối tượng, phương thức kiểm sát của hoạt động động này. Nghiên cứu một cách hệ thống, luận văn còn tìm hiểu về lịch sử các quy định pháp luật về hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố từ khi VKSND được thành lập cho đến nay. Đặc biệt đã phân tích làm rõ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

4. Tài liệu tham khảo

Ban chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố Hải Phòng (2019) “tài liệu hội thảo khó khăn, vướng mắc trong thực hiện BLHS, BLTTHS năm 2015” năm 2019.

Bộ Công an (2015), Quy trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, TBVTP và KNKT trong công an nhân dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 1319/QĐ-BCA-C41 ngày 20/3/2015), Hà Nội.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, BNN&PTNT ,VKSNDTC (2013), Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQPBTCBNN&PTNTVKSNDTC, Hà Nội.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM