Clo: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

Xét nghiệm định lượng nồng độ clo máu thường được đánh giá như một phần của xét nghiệm sàng lọc đối với tình trạng rối loạn nước điện giải. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Clo: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

1. Chỉ định xét nghiệm clo

Các bệnh nhân bị tăng nồng độ clo máu (hyperchloremia) có thể biểu hiện triệu chứng yếu cơ, thở nhanh sâu, thờ ơ, mệt lả và tình trạng trên có thể tiến triển tới hôn mê thực sự. Các bệnh nhân bị giảm nồng độ clo máu (hypochloremia) có thể biểu hiện tình trạng tăng trương lực cơ, cơn co cứng cơ (tetany) và thở nông.

2. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm clo máu

Xét nghiệm định lượng các ion chính có trong huyết tương (xét nghiệm điện giải đồ) và để đánh giá tình trạng cân bằng axit-bazơ.

Máu: xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh hay huyết tương. Không nhất thiết yêu cẩu bệnh nhân cần phải nhịn ân trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Nước tiểu: thu bệnh phẩm 24h, nước tiểu được bảo quản trong tủ mát hay trong đá lạnh.

3. Giá trị bình thường của clo

Nồng độ clo máu: 96 - 106 mEq/L hay 96 - 106 mmol/L.

Nồng độ clo niệu: 110 - 250 mEq/L hay 110 - 250 mmol/L.

4. Tăng nồng độ clo máu

Các nguyên nhân chính thường gặp

Suy thận cấp.

Nghiện rượu.

Thiếu máu.

Đợt mất bù của suy tim.

Hội chứng Cushing.

Mất nước nặng.

Đái tháo nhạt.

Sản giật.

Truyền quá nhiều dịch muối.

Cường cận giáp.

Tăng thông khí.

Toan chuyển hóa.

Bệnh đa u tủy xương (multipie myeloma).

Toan hóa do ống thận.

Kiềm chuyển hóa.

Ngộ độc salicylat.

5. Giảm nồng độ clo máu

Các nguyên nhân chính thường gặp

Các nhiễm trùng cấp.

Bệnh Addison.

Suy vỏ thượng thận.

Bỏng.

Suy thận mạn.

Suy tim ứ huyết.

Nhiễm toan cetôn do đái tháo đường.

Tiêu chảy.

Hẹp môn vị.

Viêm đại tràng loét.

Nôn.

6. Tăng nồng độ clo nước tiểu

Các nguyên nhân chính thường gặp

Hội chứng Cushing.

Mất nước nặng.

Khẩu phần ăn có quá nhiều muối.

Ngộ độc salicylat.

Hội chứng tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp (SIADH).

Đói ăn.

7. Giảm nồng độ clo trong nước tiểu

Các nguyên nhân chính thường gặp

Bệnh Addison.

Suy tim ứ huyết.

Tiêu chảy.

Mất nhiều mồ hôi.

Bệnh khí thũng phổi.

Chế độ ăn chứa quá ít natri.

Hội chứng giảm hấp thu.

Hút dịch dạ dày qua xông.

Hẹp môn vị.

Tổn thương thận.

8. Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm clo máu

Nhận định chung

Clorid (Cl-) là một anion chính của dịch ngoài tế bào. Nồng độ clo máu có mối tương quan nghịch với nồng độ bicarbonat (HCO3 ) do các ion này phản ánh tình trạng cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Clo có một số chức năng như tham gia duy trì tình trạng trung hòa về điện tích bằng cách đối trọng với các cation như Na+ (NaCl, HCl), hoạt động như một thành phần của hệ đệm, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và tham gia duy trì áp lực thẩm thấu và cân bằng nước trong cơ thể. Do ion cl- thường được thấy dưới dạng kết hợp với natri (Na+), các thay đổi trong nồng độ natri sẽ gây nên sự thay đổi tương ứng trong nồng độ clo. Lượng clo được thận bài xuất trong 24h là một chỉ dẫn cho tình trạng thăng bằng điện giải của bệnh nhân và là hình ảnh phản chiếu đối với khẩu phần clo và natri trong chế độ ân.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

Sử dụng garo tĩnh mạch quá lâu trong khi lấy máu xét nghiệm có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

Các thuốc có thể lầm tâng nồng độ clo máu: acetazoIamid, ammonium clorid, androgen, axit boric, cholestyramin, cyclosporin, estrogen, glucocorticoid, imipenem-cilastatin, methyldopa, thuốc kháng viêm không phải là steroid, phenylbutazon, bromid natri, spironolacton, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.

Các thuốc có thể lầm gìảm nồng độ clo máu: aldosteron, amilorid, bumetanid, cortỉcosterold, corticotropin, truyền dextrose, acid ethacrynic, furosemid, lợi tiểu thủy ngân, prednisolon, natri bicarbonat, spironolacton, triamteren, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.

Các thuốc có thể làm tăng nồng độ clo trong nước tiểu: bromid, lợi tiểu thủy ngân, lợi tiểu nhóm thiazid.

Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm clo

Xét nghiệm định lượng nồng độ clo máu thường được đánh giá như một phần của xét nghiệm sàng lọc đối với tình trạng rối loạn nước điện giải và thăng bằng toan kiềm.

Các biến đổi nồng độ clo máu xảy ra song song với các biến đổi nồng độ natri máu và việc phân tích các biến đổi này cũng tương tự như đối với nồng độ natri máu.

Do clo tham gia một phần vào hệ đệm trong cân bằng axit-bazơ của cơ thể, vì vậy khi phân tích biến đổi nồng độ của ion này phải kết hợp với phân tích xét nghiệm các chất khí trong máu động mạch và nồng độ bicarbonat.

Xét nghiệm này cũng được chi định để đánh giá những bệnh nhân than phiền có triệu chứng nôn kéo dài, tiêu chảy hay yếu mệt.

Ở các đối tượng bị nhiễm kiềm, xét nghiệm định lượng nồng độ clo có trong nước tiểu giúp chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây rối loạn axlt bazơ nói trên.

Các bệnh nhân bị nôn kéo dài sẽ có tình trạng nhiễm kiềm giảm clo máu với nồng đọ clo trong nước tiểu rất thấp.

Các bệnh nhân bị tăng quá mức một số hormon (như cortisol hay aldosteron) sẽ có nồng độ clo trong nước tiểu rất cao.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Clo: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết cần thiết trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM