Ferritin: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

Xét nghiệm Ferritin được thực hiện nhằm đo lượng sắt dưới dạng dự trữ. Xét nghiệm này cho biết lượng sắt dự trữ trong cơ thể thừa hay thiếu hay bình thường. Dưới đây là ý nghĩa một số chỉ số lâm sàng của xét nghiệm Ferritin, mời các bạn tham khảo!

Ferritin: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

1. Chỉ định xét nghiệm ferritin

Để đánh giá kho dự trữ sắt có thể huy động được của cơ thể.

2. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm ferritin

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương hoặc huyết thanh. Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

3. Giá trị ferritin bình thường

Nam:   12 - 300 ng/ml hay 12 - 300 µg/L.

Nữ: 12-150 ng/mL hay 12-150 µg/L.

Trẻ >5 tháng: 7-140 ng/ml hay 7 -140 µg/L

2 - 5 tháng: 50 - 200 ng/mL hay 50 - 200 µg/L

1 tháng: 200 - 600 ng/mL hay 200 - 600 µg/L

Trẻ sơ sinh: 25 - 200 ng/mL hay 25 - 200 µg/L.

4. Tăng nồng độ ferritin máu

Các nguyền nhân chính thường gặp

Viêm gan cấp.

Nhồi máu cơ tim cấp.

Các thiếu máu khác không do thiếu sắt.

Bệnh lý viêm mạn tính.          

Bệnh thận mạn.

Xơ gan.

Nhiễm thiết huyết tố (hemochromatosis).

Lắng đọng hemosỉderỉn tại các mô trong cơ thể (hemosỉderosis).

Bệnh Hodgkin.

Cường giáp.

Nhiễm trùng.

Bệnh lơ xê mi.

Bệnh lý ác tính.

Đa hồng cầu tiên phát (polỵcythemia).

Viêm khớp dạng thấp.

Bệnh thiếu máu hồng cầu vùng biển hay bệnh thalassemi.

5. Giảm nồng độ ferritin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp

Phẫu thuật đường tiêu hoá.

Lọc máu (hemodỉalysis).

Bệnh lý ruột do viêm (inflammatory bowel disease).

Thiếu máu do thiếu sắt.

Suy dinh dưỡng.

Mất máu do kỉnh nguyệt.

Có thai.

6. Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm ferritin

6.1 Nhận định chung

Ferritin là một protein chính giúp dự trữ sắt trong cơ thể, vì vậy định lượng nồng độ ferritin cung cấp một chỉ dẫn về tổng kho dự trữ sắt có thể được cơ thể đưa ra sử dụng. Nồng độ ferritin giảm xuống trước khi xẩy ra triệu chứng thiếu máu. Vd: trong giai đoạn 1 của thiếu máu do thiếu sắt, các kho chứa ferritin và hemosiderin sẽ bị thiếu hụt. Trong giai đoạn 2, sắt huyết thanh giảm xuống và khả năng gắn sắt toàn thể (total iron binding capacity) tăng lên. Chỉ tới giai đoạn 3, nồng độ hemoglobin mới giảm và tình trạng thiếu hụt sắt mới có tác động đến quá trình sinh tổng hợp hem.

6.2 Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm ferritin

Tăng giả tạo nổng độ íerrritin máu có thể xảy ra khi:

Dùng các chất bổ sung sắt và thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao.

Sau khi truyền máu.

Sau khi dùng các chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình.

Huyết thanh có nồng độ lipid cao.

6.3 Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm ferritin máu

Xét nghiệm hữu ích được sử dụng để chẩn đoán phân biệt các loại thiếu máu khi phối hợp định lượng nồng độ ferritỉn với xác định nồng độ sắt và khả năng gắn sắt toàn thể.

Nồng độ ferritin bị hạ thấp < 15 µg/L là dấu hiệu đặc trưng cho tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Có thể sử dụng xét nghiệm định lượng nồng độ ferritin để sàng lọc các đối tượng được coi là có nguy cơ cao bị thiếu hụt sắt (phụ nữ trẻ tuổi, người ăn chay, người béo phì, trẻ đẻ non và trẻ nhẹ cân khi sinh) do xét nghiệm này có độ nhậy và độ đặc hiệu cao để chẩn đoán tình trạng thiếu sắt ở các bệnh nhân thiếu máu. Giảm nồng độ ferritin máu là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu sắt và là dấu hiệu trở về giá trị bình thường muộn nhất sau khi điều trị bổ sung sắt cho bệnh nhân.

Xét nghiệm có thể được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị ở các bệnh nhân bị nhiễm thiết huyết tố (hemochromatoses).

Ở bệnh nhân bị nhiễm thiết huyết tố, nồng độ ferritin huyết thanh tăng rất cao: có thể > 1000 µg/L và đôi khi có thể đạt tới giá trị > 10000 µg/L.

Cần điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt bằng sulfat sắt (ferrous sulfat) liên tục trong 3 - 6 tháng ngay cả khi nồng độ hemoglobin đă trở lại mức bình thường. Điều trị này cho phép làm đầy trở lại kho dự trữ ferritin của cơ thể.

Dùng vitamin C giúp làm tăng khả năng hấp thu sắt trong cơ thể.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Ferritin: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và chữa trị bệnh!

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM