Axít uríc: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm acid urique, uric acid

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa xảy ra tự nhiên trong cơ thể người. Tăng axit uric là do có sự rối loạn chuyển hóa purine, đối tượng dễ mắc phải là những người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Dưới đây là ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm acid urique, uric acid. Mời các bạn tham khảo!

Axít uríc: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm acid urique, uric acid

1. Nhắc lại sinh lý

Axit uric là một chất có TLPT 169 đalton, có nguồn gốc từ quá trình dị hoa các bazơ purìn (adenin và guanidin) của các axit nucleic

Các nguồn chính tạo axit uric trong cơ thể

1. Các thức ăn chứa purin (100 - 200 mg/ngàỵ).

2. Từ nguồn axit uric nội sinh do quá trình thoái biến các axit nucleic của cơ thể (600 mg/ngày).

Quá trình tổng hợp nói trên được thực hiện chủ yếu ở gan và ở mức ít hơn tại niêm mạc ruột.

Quá trình tổng hợp axit uric cần tới sự xúc tác của enzym xanthin oxydase. Allopurinol ức chế enzym này và được sử dụng để điều trị tình trạng tăng axit uric máu.

Các con đường thải trừ chính của axit uric trong cơ thể

1. Qua nước tiểu (400 - 1 000 mg/ngày): Ở thận, axit uric được lọc qua cầu thận, 95% lượng lọc được tái hấp thu ở các ống lượn gần, rồi được bài xuất tích cực ở các ống lượn xa.

2. Qua đường tiêu hoá (100 - 200 mg/ngày): Mặc dù đây là con đường thải trừ yếu, tuy vậy có thể thấy axit uric trong mật, dịch vị và các dịch tiết của ruột.

Tăng quá mức nồng độ axit uric trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout (một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat). Các tình trạng gây nên một quay vòng tế bào (turnover) nhanh và/hoặc gây chậm trễ bài tiết axit uric của thận có thể gây tăng nồng độ axit uric huyết thanh (tăng nồng độ axit uric máu [hyperuricemia]). Lượng axit uric trong nước tiểu tăng quá mức có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu. Các nguyến nhân gấy tích tụ axit uric trong cơ thể thường gặp nhất là cơ địa di truyền với khuynh hướng gây tăng sản xuất quá mức axit uric và suy giảm chức năng thận gây giảm khả năng bài tiết axit uric.

Cần nhắc lại là axit uric kết tủa khi nước tiểu có pH axit và các tinh thể axit uric thấu tia X (không cản quang). Khi nghi ngờ có sỏi thận loại axit uric, do chụp phim Xquang bụng không thấy sỏi cản quang, chẩn đoán cần dựa trên siêu âm hay chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UlV).

Trong trường hợp viêm khớp, định lượng axit uric trong dịch khớp hữu ích trong chẩn đoán phân biệt giữa viêm khớp do tăng axit uric trong máu (bệnh gout) với viêm khớp do các căn nguyên khác (chấn thương, thoái khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do pyrophosphat hay do viêm).

Cần ghi nhận là nguy cơ bị viêm khớp trong bệnh gout có mối tương quan với nồng độ axit uric trong máu và nguy cơ này trở nên quan trọng khi nồng độ axit uric trong máu > 530 ịimol/L (9 mg/dL). Tuy vậy, có từ 20 đếm 30% các trường hợp viêm khớp do gout có nồng độ axit uric huyết thanh bình thường.

Công thức tính hệ số thanh thải axit uric như sau:

Nồng độ axiturìc nước tiểu (mmol/ngày) x Thể tích nước tiểu 24 giờ (L) / Nồng độ axit uric huyết thanh (mmol/L)

Hệ số thanh thải này cho phép đánh giá khả năng thải trừ axit uric của từng cá thể.

Hệ số thanh thải axit uric phụ thuộc vào

Mức lọc cẩu thận.

Khả năng tái hấp thu của các ống thận gần.

Khả năng bài xuất của các ống thận xa.

2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm   

Để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ axit uric.

3. Cách lấy bệnh phẩm

Máu: xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương. Thường cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn 4 - 8h trước khi lấy máu xét nghiệm tùy theo kĩ thuật xét nghiệm được sử dụng.

Nước tiểu: thu bệnh phẩm nước tiểu 24h.

4. Phương pháp định lượng

Định lượng nồng độ axit urỉc huyết thanh có thể được thực hiện theo các phương pháp:

- Dùng enzym.

- Đo màu.

Tuy vậy, kết quả của phương pháp định lượng nồng độ axit uric bằng cách đo màu có thể bị biến đổi khi trong huyết thanh có mặt một số chất như:

- Cystin.

- Glucose.

- Phenol.

- Vitamin C (Acid ascorblc).

- Tryptophan.

- Tyrosin.

5. Giá trị bình thường

Nồng độ axit uric trong máu

Nam: 3,6 - 8,5 mg/dl hay 214 - 506 µmol/L

Nữ. 2,3 - 6,6 mg/dl hay 137 - 393 µmol/L

Nồng độ axlt urlc trong nước tiểu

250 -1 000 mg/24h hay 1,5 - 5,9 mmol/24h.

Nồng độ axlt urỉc trong dịch khớp

2 - 6 mg/dL hay 0,1 - 0,3 mmol/L.

6. Tăng nồng độ axit trong máu

Các nguyền nhân chính thường gặp

Tăng sản xuất axlt uric

Tăng axit uric máu tiên phát (30% bệnh nhân gout thuộc loại vô căn).

Phá hủy tổ chức (Vd: sau hoá trị liệu, xạ trị).

Gia tăng chuyển hóa tế bào (Vd: bệnh lơ xê mi cấp, u lympho).

Thiếu máu do tan máu (Vd: sốt rét, bệnh hồng cẩu hình liềm, thiếu G6PD).

Thức ăn chứa nhiều purin.

Béo phì.

Nhịn đói.

Giảm đào thải axlt uric qua thận

Suy thận.

Nghiện rượu cấp.

Dùng thuốc lợi tiểu.

Tổn thương các ống lượn xa

Nhiễm toan lactic.

Suy tim ứ huyết

Các thuốc gây giảm thải axit Uiic qua nước tiểu: aspirln (liều thấp); thuốc lợi tiểu; Probenecid (với Slểu thấp); Phenylbutazon (với liều thấp).

Các nguyên nhân khác

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp (hay bệnh nhiễm virus Epstein-Barr).

Nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật.

Suy cận giáp trạng.

Suy giáp.

Ngộ độc chì.

Chấn thương.

7. Giảm nồng độ axit uric trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp

Hòa loãng máu.

Hội chứng tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp (SIADH).

Tổn thương các ống thận gần (Vd: do tình trạng khiếm khuyết tái hấp thu).

Hội chứng Panconi.

Các thuốc gây tăng thải axit uric qua nước tiểu:

- B.enzbromaron.

- Allopurinol.

- Probenecld (vớl liều cao).

- Cortison.

- Phenylbutazon (với liều cao).

- Sulfinpyrazon.

- Salicylat (với liều cao).

- Axlt ascorbic.

- Các thuốc gây độc cho tế' bào để điều trị bệnh ung thư (cytotoxỉc drugs).

- Thuốc cản quang

BệnhWỈIson.

Thiếu enzym xanthin oxydase.

To đầu chi.

Bệnh Cellac.

Bệnh Hodgkin.

8. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Các thuốc có thể lầm tăng nồng độ axit uric máu là: Adrenalin, acetaminophen, ampicilin, axit ascorbic, thuốc chẹn bêta giao cảm, caffein, các hóa chất điều trị ung thư, cyclosporin, diltiazem, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, G-CSF, isoniazid, levodopa, lisinopril, methyldopa, niacin, thuốc kháng viêm không phải steroid, phenothlazin, rfampin, salicylat, sildenafil, theophyllin, warfarin.

Các thuốc có thể làm giảm nồng độ axit uric máu là: Acetazolamid, allopurinol, asplrin (liều cao), chlorpromazln, corticosteroid, enalaprỉl, estrogen, griseoíulvỉn, lisinopril, lithium, mannitol, marijuana, probenecid, salicylat, verapamil, vinblastin.

9. Lợi ích của xét nghiệm định lượng axit uric

Xét nghiệm không thể thiếu trong xác định

Cơn đau quặn thận.

Thận ứ nước.

Suy thận không xác định được nguồn gốc.

Viêm khớp.

Đau khớp.

Xét nghiệm hữu ích để theo dõi

Các suy thận.

Các bệnh máu.

Các thiếu máu do tan máu (sốt rét, bệnh hổng cẩu hình liềm).

Bệnh nhân được điều trị bằng hoá trị liệu hoặc xạ trị.

Bệnh nhân thực hiện liệu trình nhịn đói hoàn toàn hay chế độ ăn < 800 calo/ngày.

Bệnh nhân nghiện rượu.

Xét nghiệm hữu ích trong theo dõi

Mức độ nặng và tiên lượng các bệnh nhân nhiễm độc thai nghén nặng với nguy cơ sản giật và tiền sản giật.

10. Lợi ích của xét nghiệm xác định hệ số thanh thải axit uric

Xét nghiệm cho phép chẩn đoán phân biệt

Tăng axit uric máu liên quan với tình trạng tăng sản xuất (hệ số thanh thải axit uric bình thường hay tăng).

Tăng axit uric máu thứ phát do giảm thải trừ (hệ số thanh thải axit urỉc giảm).

Xét nghiệm cho phép tách biệt

Tổn thương các ống thận gần (hệ số thanh thải axit uric tăng).

Tổn thương các ống thận xa (hệ số thanh thải axit uric giảm).

11. Cảnh báo lâm sàng

Nếu phát hiện thấy bệnh nhân có tình trạng tăng axit uric máu, cần hướng dẫn bệnh nhân tăng khẩu phần nước uống hàng ngày để dự phòng nguy cơ bị sỏi thận.

Nếu bệnh nhân có tình trạng tăng nồng độ axit uric bài tiết qua nước tiểu, cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các thức ăn chứa ít purin. Các nguồn thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: măng tây, đồ uống có chứa caffein, nấm, bia bina, men rượu bia, và các phủ tạng động vật.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Axít uríc: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm acid urique, uric acid, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và chữa trị bệnh!

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM