Luận án TS: Hệ thống chính trị cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng hiện nay

Luận án Hệ thống chính trị cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng hiện nay làm rõ một số vấn đề lý luận về hệ thống chính trị xã; đặc điểm xã nông thôn mới (xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới); tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị xã nông thôn mới; làm rõ thực trạng, sự cần thiết, yêu cầu đặt ra nhằm hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính trị ở xã nông thôn mới thành phố Hải Phòng hiện nay; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị xã nông thôn mới phục vụ yêu cầu xây dựng xã “Nông thôn mới kiểu mẫu” ở thành phố Hải Phòng.

Luận án TS: Hệ thống chính trị cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở vị trí, đặc điểm của hệ thống chính trị cấp xã ở nông thôn (sau đây gọi là hệ thống chính trị xã), luận giải yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính trị xã nhằm đáp ứng những vấn đề đặt ra khi xã đã hoàn thành các tiêu chí chương trình xây dựng nông thôn mới, qua thực tiễn của một địa phương cụ thể (thành phố Hải Phòng).

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống chính trị các xã đạt chuẩn nông thôn mới (gọi tắt là xã nông thôn mới).

Phạm vi nghiên cứu

  • Nội dung: tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị xã nông thôn mới đáp ứng yêu cầu xây dựng “Nông thôn mới kiểu mẫu”.
  • Không gian: tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới thuộc 7 huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
  • Thời gian: từ 2010 đến 2018 và hướng đến 2025

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử - logic: Trên quan điểm lịch sử, tác giả nghiên cứu các tài liệu về đặc điểm hình thành, phát triển, đặc trưng văn hóa, tập quán… của nông thôn Việt Nam nói chung, các xã ở Hải Phòng nói riêng.

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: giảm thiểu chi phí, xem xét nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng, nhiều kết quả để liên kết, loại trừ, cập nhật, phân loại, phân nhóm các tài liệu, dữ liệu, hệ thống hóa các tài liệu này đưa vào phân tích, tổng hợp vấn đề giúp việc định hình và khái quát chủ đề nghiên cứu, kết nối các thành quả nghiên cứu có trước, phát hiện những mâu thuẫn, những khoảng trống để kiểm tra, bổ sung.

Phương pháp so sánh: So sánh các loại hình xã (xã nông thôn truyền thống, xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới) và hệ thống chính trị ở các loại hình xã đó để rút ra những vấn đề cần thiết phải đổi mới hệ thống chính trị xã nông thôn mới ở Hải Phòng hiện nay.

Phương pháp quan sát: quan sát cách thức sinh hoạt của người dân tại địa bàn nghiên cứu trong một thời gian nhất định, nhằm tìm hiểu về thói quen sinh hoạt, sự thích nghi lối sống mới: xây dựng nhà ở, tổ chức không gian sống, tổ chức không gian sinh kế và các mối quan hệ gia đình, xã hội để phần nào đánh giá được những tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đối với biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư Hải Phòng trong bối cảnh mới, qua đó có thêm cơ sở cho những phân tích, 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp xã

  • Tình hình nghiên cứu về hệ thống chính trị
  • Tình hình nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp xã ở nông thôn

Những công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới và phát triển khu vực nông thôn

  • Những công trình nghiên cứu nước ngoài
  • Những công trình nghiên cứu trong nước

Những vấn đề được rút ra qua nghiên cứu các công trình

  • Những giá trị khoa học được tiếp thu, kế thừa
  • Những vấn đề nghiên cứu độc lập của luận án

2.2 Cơ sở lí luận

Hệ thống chính trị xã

  • Khái niệm
  • Vai trò, đặc điểm của hệ thống chính trị xã
  • Cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ các tổ chức của hệ thống chính trị xã
  • Cán bộ, công chức xã
  • Mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị xã

Xã nông thôn mới

  • Khái niệm
  • Đặc trưng xã nông thôn mới
  • Xây dựng nông thôn mới
  • Xã nông thôn mới kiểu mẫu

Hệ thống chính trị xã nông thôn mới

  • Hệ thống chính trị xã lãnh đạo thực hiện việc tiếp tục nâng cao chất lượng xã nông thôn mới, đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu
  • Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị xã nông thôn mới vững mạnh

2.3 Thực trạng

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hải Phòng

  • Khái quát về nông thôn Hải Phòng
  • Kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng

Xã đạt chuẩn nông thôn mới ở thành phố Hải Phòng

  • Kết quả, vai trò và đặc điểm
  • Một số khó khăn và những vấn đề đặt ra

Hệ thống chính trị xã nông thôn mới ở Hải Phòng hiện nay

  • Thực trạng hệ thống chính trị xã nông thôn mới ở Hải Phòng hiện nay
  • Đánh giá chung về hệ thống chính trị xã nông thôn mới
  • Một số vấn đề đặt ra với hệ thống chính trị cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới hiện nay

2.4 Một số giải pháp

Những yếu tố tác động đối với hệ thống chính trị xã trong điều kiện nông thôn mới hiện nay

  • Đảng, nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông thôn theo hướng hiện đại
  • Hệ thống thông tin, cơ sở vật chất cho hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn được đảm bảo
  • Nhu cầu, năng lực thực hành dân chủ của nhân dân được chuyển biến căn bản, dân trí được nâng cao
  • Điều kiện mới ở các xã nông thôn mới

Giải pháp nâng cao hoạt động của hệ thống chính trị xã nông thôn mới ở Hải Phòng

  • Tăng cường nhận thức về việc nâng cao hoạt động của hệ thống chính trị ở xã nông thôn mới
  • Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị xã trong sạch, vững mạnh có đầy đủ các tổ chức thành viên theo hướng tinh gọn
  • Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các tổ chức của hệ thống chính trị xã phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu
  • Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là khâu đột phá để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị xã nông thôn mới ở Hải Phòng

Một số biện pháp đảm bảo tính đồng bộ và thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra

3. Kết luận 

Luận án đã tập trung hệ thống hóa, luận giải những vấn đề lý luận về hệ thống chính trị và hoạt động của hệ thống chính trịxã. Từ việc tập trung hệ thống hóa, luận giải những vấn đề lý luận về hệ thống chính trị và hệ thống chính trịxã nông thôn mới, phân tích khái niệm hệ thống chính trị, luận án đi đến khái niệm hệ thống chính trị xã, phân tích vai trò, đặc điểm, cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị xã; đưa ra khái niệm xã nông thôn mới; hệ thống chính trị xã nông thôn mới. Luận án đã phân tích làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nông thôn mới với việc phải tiếp tục củng cố hệ thống chính trị xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới hiện nay - xây dựng xã “Nông thôn mới kiểu mẫu”.  Luận án chỉ ra những đòi hỏi khách quan phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị xã đáp ứng yêu cầu xây dựng “Nông thôn mới kiểu mẫu” hiện nay.

4. Tài liệu tham khảo

Lưu Văn An (2012), Thể chế chính trị Việt Nam - Lịch sử hình thành và phát triển (2012), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

Lưu Văn An (2014), Lý thuyết và mô hình phát triển xã hội, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

Alfred de Grazia (1963), Chính trị học yếu lược, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam dịch và xuất bản, Sài Gòn.

Alexis De Tocquecill (2007), Nền kỹ trị Mỹ, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

Nguyễn Thọ Ánh (2012), Thực hiện chính sách phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Chính trị học trên ---

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM