Luận án TS: Xác định các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam

Luận án Xác định các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam có căn cứ khoa học, làm cơ sở để đề xuất giải pháp khai thác và phát triển các điểm, tuyến du lịch hiệu quả và bền vững trong tương lai.

Luận án TS: Xác định các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Nam còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trong những năm qua, quy mô GRDP của tỉnh ngày càng lớn (năm 2015 60.856 tỉ đồng) và tăng trưởng khá nhanh (bình quân thời kỳ 2010-2015 là 11,5%,) [15], trong đó có sự đóng góp của ngành DL. Nhiều điểm, tuyến DL đã xác định và khai thác, trong đó nổi lên một số điểm DL có quy mô QG, QT (Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Cù Lao Chàm,…). Quảng Nam là một bộ phận không tách rời của các tuyến DL xuyên Việt và xuyên Á. Song, bên cạnh đó, hoạt động DL ở Quảng Nam vẫn còn hạn chế ở một số mặt như: quy mô hoạt động còn nhỏ, chưa tạo ra hiệu quả KT – XH - MT tương ứng với tiềm năng; số lượng điểm DL chưa nhiều, tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc KV phía Bắc và duyên hải phía Đông (từ TP Hội An đến huyện Núi Thành); các điểm, tuyến DL chưa được khai thác hiệu quả, chưa có sự công nhận, phân cấp quản lý điểm, tuyến DL giữa các cấp, ngành; sự kết nối DL giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh, ngoài vùng, với các nước còn yếu, thiếu chặt chẽ. Có thể nói, giai đoạn này, DL Quảng Nam phát triển dựa trên lợi thế có sẵn (DSVHTG, TN biển – đảo, LN,...).

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về DL, điểm, tuyến DL;

- Lựa chọn các tiêu chí và hệ số, thang, bậc điểm xác định điểm, tuyến DL để vận dụng vào tỉnh Quảng Nam;

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xác định các điểm, tuyến DL ở địa bàn nghiên cứu;

- Xác định các điểm, tuyến DL ở tỉnh Quảng Nam dựa trên các tiêu chí, hệ số, thang, bậc điểm đã lựa chọn;

- Xây dựng các giải pháp khai thác và phát triển điểm, tuyến DL ở tỉnh Quảng Nam đến 2030.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung lựa chọn các tiêu chí, hệ số, thang, bậc điểm (theo mức độ TL và độ HD), các nhân tố ảnh hưởng đến xác định điểm, tuyến DL dưới góc độ Địa lý học.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2005- 2015 và định hướng đến năm 2030.

- Về không gian: Luận án nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Quảng Nam, có đi sâu tới cấp huyện, TP, thị xã. Bên cạnh đó, luận án còn quan tâm nghiên cứu các tỉnh, TP thuộc vùng DL BTB và DHNTB để có thể LK các điểm, tuyến DL trong quá trình khai thác và phát triển. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

Phương pháp thang điểm tổng hợp

Phương pháp điều tra xã hội học

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận án đã đánh giá được mặt TL, khó khăn của các nhân tố liên quan đến xác định các điểm, tuyến DL ở tỉnh Quảng Nam.

Làm rõ và đánh giá được những thành tựu và vai trò của ngành du lịch, điểm, tuyến DL đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam.

Làm rõ được hiện trạng khai thác và phát triển DL theo ngành và việc khai thác điểm, tuyến DL trong thời kỳ 2005-2015;

Xác định, xếp hạng được các điểm, tuyến DL theo mức độ TL có cơ sở khoa học dựa trên các tiêu chí đã lựa chọn và kết quả điều tra 270 khách tại điểm, 87 khách đi theo tour và 40 DN lữ hành cùng thông tin có được từ phỏng vấn các đối tượng.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học về xác định điểm, tuyến du lịch

Tổng quan nghiên cứu

Cơ sở lý luận về du lịch và điểm, tuyến du lịch

Cơ sở thực tiễn

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Tài nguyên du lịch

Các nhân tố kinh tế - xã hội

Các thiên tai và ô nhiễm môi trường

Đánh giá chung

2.3 Thực trạng phát triển du lịch và xác định các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam

Thực trạng phát triển du

Xác định điểm, tuyến du lịch

Một số điểm, tuyến du lịch được xác định

2.4 Định hướng và giải pháp khai thác và phát triển có hiệu quả các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2030

Định hướng khai thác và phát triển các điểm, tuyến du lịch

Giải pháp khai thác và phát triển điểm, tuyến du lịch

Khuyến nghị

3. Kết luận

Luận án đã phân tích, đánh giá các TN và nhân tố ảnh hưởng đã khẳng định, Quảng Nam là một trong những tỉnh có ĐK rất lớn để phát triển DL, hình có đa dạng các điểm, tuyến và sản phẩm DL HD. Nhiều TN DL ở QN có giá trị được công nhận ở đẳng cấp QG, QT là tiền đề để khai thác, phát triển các sản phẩm độc đáo, HD. Bên cạnh đó, ĐK về tự nhiên, KT-XH, CSVCKT, CSHT, chính sách TL đã tạo cơ hội phát triển hiệu quả, BV các điểm, tuyến và ngành DL Quảng Nam. Trong những năm qua, ngành DL Quảng Nam đạt được hiệu quả về nhiều mặt: quy mô khách, tốc độ phát triển và tổng thu DL tăng nhanh, luôn đứng vào nhóm những tỉnh đứng đầu cả nước. Hệ thống điểm, tuyến DL được khai thác, tổ chức quản lý hiệu quả,... đã góp phần làm thay đổi diện mạo KT-XH và đời sống của người dân Quảng Nam. Vị thế, uy tín, thương hiệu của DL Quảng Nam bước đầu được khẳng định đối với các DN lữ hành, khách nội địa và QT. Tuy nhiên, ngành DL Quảng Nam cũng đang gặp phải các bất lợi như thiên tai, BĐKH, sự cạnh tranh của các tỉnh trong KV.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Lan Anh (2014), Phát triển DL tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác TN DL vùng phụ cận, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Địa lý học, ĐHSP HN.

Đào Ngọc Cảnh (2003), Tổ chức lãnh thổ các điểm du lịch tỉnh Kiên Giang theo cách tiếp cận hệ thống thông tin địa lý (GIS), Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội.

Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến điểm, tuyến du lịch tỉnh Nghệ An, Luận án PTS, chuyên ngành Địa lý kinh tế - chính trị, Trường ĐHSP Hà Nội.

Hồ Công Dũng (1996), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch vùng Trung Bộ, Luận án PTS, chuyên ngành Địa lý kinh tế - chính trị, Trường ĐHSP Hà Nội.

Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kỹ thuật phát triển - nông nghiệp, NXB Phương Đông, Tp. HCM.

4.2 Tiếng Anh

Basil Gomez and John Paul Joness III (2010), Research Methods in Geography.

Crai Smith, S&French (1990), Learning to live with Tourism, Pitman, Mchborne, http//www.internetworldstats.com

Elleen Guierrez et el (2005) trong cuốn “Linkingn communities tourism and conservation – A toursm assessment process”, conservation International and the George Washington University.

Tourism in Technical Co-operation: A guide the conception, planning and implementation of project-accompanying measures in regional rural development and nature conservation, Available at http://www.giz.de/expertise/downloads/entourism-tc-guide.pdf [accessed 1 August 2013].

Saunder, M., Lewis, P. Thornhill, A. (2003) Research Methods for Business Students. (3rd ed) London: FT Prentice Hall.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Địa lí học trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM