Luận án TS: Hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay

Luận án Hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu hiệu quả (Effect – E) tuyên truyền pháp luật cho cán bộ đảng viên trên báo điện tử; nghiên cứu, phân tích thông điệp (message – M), tức là tin, bài tuyên truyền về pháp luật); đồng thời khảo sát, trắc nghiệm công chúng là cán bộ đảng viên về: Mức độ tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện tử; mức độ tác động tới nhận thức; mức độ tác động và thay đổi thái độ, hành vi của cán bộ đảng viên sau khi tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện tử.

Luận án TS: Hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện tử của cán bộ đảng viên; khảo sát, trắc nghiệm, phân tích về mức độ tác động đến nhận thức; mức độ tác động và thay đổi thái độ, hành vi của cán bộ đảng viên sau khi tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện tử. Đồng thời, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiện quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ đảng viên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ đảng viên trên báo điện tử.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: luận án chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả tuyên truyền pháp luật ở 3 lĩnh vực liên quan mật thiết đến cán bộ đảng viên là: Pháp luật phòng, chống tham nhũng; Pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích nội dung tin, bài tuyên truyền về pháp luật được đăng tải trong thời gian từ 1/1/2014 đến 31/12/2015, trên 5 báo điện tử: Vnexpress.net; dantri.com.vn; tienphong.vn; baophapluat.vn; dangcongsan.vn.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nội dung văn bản

Phương pháp nghiên cứu mẫu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp phỏng vấn sâu

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Công trình nghiên cứu ở nước ngoài

  • Nhóm nghiên cứu liên quan đến hiệu quả truyền thông – báo chí
  • Nhóm nghiên cứu về tuyên truyền pháp luật liên quan tới truyền thông – báo chí
  • Nhóm nghiên cứu hiệu quả truyền thông – báo chí
  • Nhóm nghiên cứu về tuyên truyền pháp luật, hiệu quả tuyên truyền pháp luật 

Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và các vấn đề đặt ra

  • Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
  • Một số vấn đề tiếp tục nghiên cứu

2.2 Những vấn đề lí luận

Các khái niệm, đặc điểm, vai trò, thế mạnh của báo điện tử trong việc tuyên truyền pháp luật

  • Các khái niệm cơ bản
  • Đặc điểm của báo điện tử trong việc tuyên truyền pháp luật
  • Các loại hình tuyên truyền pháp luật và vai trò, thế mạnh của báo điện tử trong việc tuyên truyền pháp luật 

Cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên

  • Cơ sở khoa học và định hướng của Đảng về việc tuyên truyền pháp luật trên báo điện tử 
  • Cơ sở pháp lý của việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử 
  • Mô hình và tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên

2.3 Đánh giá hiệu quả

Các chủ đề pháp luật được tuyên truyền trên báo điện tử 

  • Tuyên truyền về pháp luật phòng, chống tham nhũng 
  • Tuyên truyền về pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
  • Tuyên truyền về pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Mức độ tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện tử của cán bộ, đảng viên

  • Phương thức tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện tử của cán bộ, đảng viên
  • Các loại thông điệp pháp luật được cán bộ, đảng viên tiếp cận trên báo điện tử

Mức độ tác động đến nhận thức của cán bộ, đảng viên

Mức độ tác động và thay đổi thái độ, hành vi của cán bộ, đảng viên

  • Mức độ tác động và thay đổi thái độ của cán bộ, đảng viên 
  • Mức độ tác động và thay đổi hành vi của cán bộ, đảng viên

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử

  • Các yếu tố chủ quan
  • Các yếu tố khách quan.

Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử 

  • Giải pháp nâng cao chất lượng tin, bài tuyên truyền pháp luật trên báo điện tử
  • Xác định rõ trách nhiệm tuyên truyền pháp luật của cơ quan báo điện tử và nhà báo
  • Giải pháp khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của báo điện tử
  • Đề xuất các phương thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi tuân thủ pháp luật cho cán bộ, đảng viên
  • Kiến nghị các giải pháp cụ thể về cơ chế, chính sách

3. Kết luận 

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, việc tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng viên là việc làm không thể thiếu. Tuyên truyền pháp luật cho cán bộ đảng viên được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, nhưng trong đó, với những ưu thế vượt trội, báo điện tử đã trở thành một công cụ tuyên truyền pháp luật thiết thực, hiệu quả. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ đảng viên trên báo điện tử. Qua khảo sát, trắc nghiệm, phân tích (đối chiếu với những câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và tiêu chí) tác giả khẳng định: Tuyên truyền pháp luật cho cán bộ đảng viên trên báo điện tử là có hiệu quả. Luận án nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ đảng viên trên báo điện tử.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội.

Cao Thế Anh (2010), Công tác xã hội hóa tuyên truyền phổ biến pháp luật: Khi doanh nghiệp chung tay vì pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật- số chuyên đề T12/2010.

Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 31/3/1992 về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản.

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Báo chí học trên ---

Ngày:18/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM