Luận án TS: Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Luận án Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam tổng quan các công trình trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án; phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận kỹ năng quản lý cảm xúc, xây dựng các khái niệm công cụ của luận án, xác định biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan; đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên; đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm phát triên kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên ở các trường sĩ quan; tổ chức thực nghiệm tác động phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên ở các trường sĩ quan.

Luận án TS: Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên, đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên ở các trường sĩ quan.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan.

Phạm vi nghiên cứu

  • Về nội dung: Biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân học viên; kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân học viên trong hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các mối quan hệ giao tiếp ở nhà trường.
  • Phạm vi khách thể: Luận án nghiên cứu khảo sát cán bộ, giảng viên, học viên ở các trường sĩ quan: Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Chính trị, Trường sĩ quan Thông tin, Trường sĩ quan Công binh.
  • Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ 2013 đến nay.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng bảng hỏi; quan sát; phỏng vấn; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm; phương pháp trắc nghiệm.

Nhóm phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 đê xử lý số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm và hiên thị kết quả nghiên cứu

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

  • Các công trình nghiên cứu về cảm xúc
  • Các công trình nghiên cứu về quản lý cảm xúc
  • Các công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc

Các công trình nghiên cứu ở Viêt Nam có liên quan tới đề tài luận án

  • Các công trình nghiên cứu về cảm xúc
  • Các công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc

Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

  • Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
  • Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

2.2 Lí luận

Kỹ năng quản lý cảm xúc

  • Cảm xúc
  • Kỹ năng
  • Kỹ năng quản lý cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan

  • Khái quát về các trường sĩ quan và đặc điểm học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan
  • Quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan
  • Kỹ năng quản lý cảm xúc của hoc viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan

Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩquan

  • Nhóm các yếu tố khách quan
  • Nhóm các yếu tố chủ quan

2.3 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu

  • Đơn vị nghiên cứu
  • Phân bố khách thể nghiên cứu
  • Nội dung nghiên cứu
  • Các giai đoạn nghiên cứu

Tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan

Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu
  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp xử lý sô liệu bằng thống kê toán hoc
  • Phương pháp trắc nghiệm
  • Phương pháp thực nghiệm

2.4 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Thưc trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên

  • Đánh giá chung thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên
  • Thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên

Thưc trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc cuả học viên

  • Thực trạng nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên
  • Thực trạng nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên

Biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên ở các trường sĩ quan

  • Giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên về kỹ năng quản lý cảm xúc đối với chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan
  • Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; hình thức thi, kiểm tra để phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên
  • Tạo ra các hình huống trong học tập, rèn luyện, quan hệ giao tiếp để rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên
  • Nâng cao tính tích cực, chủ động của học viên trong quá trình rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc
  • Xây dựng môi trường văn hóa tích cực, lành mạnh tao điều kiện để học viên rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc

Phân tích kết quả thực nghiệm

  • Kết quả điều tra phát hiện trước thực nghiệm
  • Kết quả khảo sát, kiểm tra sau thực nghiệm
  • Một số vấn đề rút ra từ phân tích kết quả thực nghiệm

3. Kết luận 

Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan là sự vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đê nhận diện, kiểm soát, điều khiển, sử dụng cảm xúc của bản thân khi có những tác động nhằm giúp học viên làm chủ được cảm xúc của mình trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt, các mối quan hệ giao tiếp đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp học viên hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ thực hiện kỹ năng này ở học viên đạt mức khá và có sự khác nhau về mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các năm học. Biêu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên bao gồm 4 kỹ năng: Kỹ năng nhận diện cảm xúc, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng điều khiển cảm xúc, kỹ năng sử dụng cảm xúc. Trong đó, kỹ năng nhận diện cảm xúc thực hiện ở mức khá nhất; mức thấp nhất là kỹ năng sử dụng cảm xúc nhưng chỉ riêng giữa kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng nhận diện cảm xúc có quan hệ thuận tương đối chặt.

4. Tài liệu tham khảo

Allan Pease (1994), Ngôn ngữ của cử chỉ - Ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp, Nxb Đà Nẵng.

Allan và Barbara Pease (2010), Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể, Lê Huy Lâm dịch, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Andrea Bacon & Ali Dawson (2012), Giải mã trí tuệ cảm xúc, Nxb Trẻ.

Hoàng Anh (1993), Ky năng giao tiếp sư pham của sinh viên, Luận án phó tiến sĩ khoa học Sư phạm - Tâm lý, Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, Hà Nội.....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:18/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM