Luận án TS: Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

Luận án Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia - nơi đang bảo quản tài liệu nghe nhìn; nghiên cứu thực trạng quản lý tài liệu nghe nhìn ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và ở một số cơ quan trung ương; nghiên cứu tiêu chuẩn về nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn; nghiên cứu cơ sở để xác định tiêu chuẩn về thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; khảo sát thành phần tài liệu nghe nhìn hiện nay của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia để có cơ sở xác định thành phần tài liệu ở các nguồn nộp lưu.

Luận án TS: Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng công tác thu thập tài liệu nghe nhìn của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam và công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn tại các cơ quan sản sinh ra tài liệu.

Xác định các tiêu chuẩn về nguồn nộp lưu; phương pháp xây dựng Danh mục nguồn và xác định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam.

Xác định các tiêu chuẩn về thành phần tài liệu nghe nhìn và xác định được danh mục thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn về nguồn nộp lưu và tiêu chuẩn thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; nghiên cứu thành phần tài liệu ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hiện nay và thành phần tài liệu ở các cơ quan đang tạo ra và lưu giữ tài liệu nghe nhìn.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về không gian, Đề tài giới hạn phạm vi khảo sát, nghiên cứu ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, một số cơ quan là nguồn sản sinh tài liệu nghe nhìn chủ yếu đang hoạt động hiện nay và thành phần tài liệu nghe nhìn chủ yếu đang được sản sinh ở một số cơ quan trung ương tại Hà Nội
  • Về thời gian, Đề tài nghiên cứu một số cơ quan sản xuất và lưu giữ tài liệu nghe nhìn - là những nguồn nộp lưu được thành lập sau Cách mạng tháng Tám 1945 tới nay. Riêng thành phần tài liệu, Đề tài khảo sát, nghiên cứu tài liệu từ đầu thế kỉ 20 tới nay do còn một số phim kính được chụp từ thời thực dân Pháp còn đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin: sử dụng phương pháp này để có cách nhìn khách quan, biện chứng, toàn diện về việc xác định nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.

Phương pháp khảo sát: được vận dụng trong quá trình khảo sát, nghiên cứu hệ thống văn bản quản lí về tài liệu nghe nhìn

Phương pháp hệ thống: được sử dụng khi xem xét, nghiên cứu các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu trong một hệ thống tổ chức nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

Phương pháp thống kê: để thống kê các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về việc xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn. Ngoài ra, phương pháp thống kê còn được dùng để thống kê số liệu thu thập của các cơ quan chuyên sản xuất tài liệu nghe nhìn, của lưu trữ các bộ, ngành và của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích, tổng hợp số liệu tài liệu nghe nhìn từ các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và từ Lưu trữ bộ ngành. Qua số liệu đó, hiểu được thực trạng, diễn biến quá trình thu thập tài liệu nghe nhìn.

Phương pháp phỏng vấn: sử dụng để phỏng vấn một số lãnh đạo ngành lưu trữ, một số chuyên gia, cán bộ trực tiếp thực hiện công việc chuyên môn về thu thập tài liệu ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng như ở các Lưu trữ bộ ngành như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam...

Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng tài liệu, phương án bảo quản cố định tài liệu nghe nhìn ở cơ quan sản xuất tài liệu nghe nhìn… với phương án giao nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số khái niệm

  • Tài liệu nghe nhìn 
  • Tài liệu lưu trữ nghe nhìn 
  • Nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn
  • Thành phần tài liệu nghe nhìn
  • Danh mục thành phần tài liệu nghe nhìn

Tình hình nghiên cứu trong nước về xác định nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

  • Nghiên cứu chung về tài liệu nghe nhìn
  • Về chính sách quản lý tài liệu nghe nhìn
  • Về xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn

Tình hình nghiên cứu ở một số nước về vấn đề xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn

2.2 Thực trạng

Đặc điểm tài liệu nghe nhìn

Qui định hiện hành về nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn

  • Qui định về nguồn nộp lưu 
  • Qui định về thành phần tài liệu 

Quản lý tài liệu lưu trữ nghe nhìn ở các trung tâm lưu trữ quốc gia

  • Về thẩm quyền thu thập tài liệu nghe nhìn của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 
  • Thành phần tài liệu nghe nhìn đang được bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam
  • Về bảo quản tài liệu
  • Về phục vụ khai thác sử dụng tài liệu

Quản lý tài liệu lưu trữ nghe nhìn ở các cơ quan sản xuất và lưu giữ tài liệu nghe nhìn

  • Thẩm quyền quản lý tài liệu nghe nhìn 
  • Thực trạng giao nộp tài liệu nghe nhìn

2.3 Cơ sở khoa học

Cơ sở khoa học xác định tiêu chuẩn về nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn

  • Cơ sở lý luận 
  • Cơ sở thực tiễn 

Cơ sở khoa học xác định tiêu chuẩn thành phần tài liệu nghe nhìn

  • Cơ sở lý luận
  • Cơ sở thực tiễn về tài liệu

2.4 Phương pháp xây dựng

Phương pháp xây dựng danh mục nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn vào các trung tâm lưu trữ quốc gia

  • Mục đích, ý nghĩa 
  • Phương pháp xây dựng
  • Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia 

Phương pháp xây dựng danh mục thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

  • Mục đích, ý nghĩa 
  • Nguyên tắc xây dựng Danh mục thành phần tài liệu nghe nhìn
  • Phương pháp xây dựng Danh mục thành phần tài liệu nghe nhìn cho mỗi cơ quan
  • Danh mục mẫu thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các trung tâm lưu trữ quốc gia Việt Nam

3. Kết luận 

Đề tài đã nghiên cứu cơ sở khoa học của việc đưa ra một số tiêu chuẩn lựa chọn nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn như Tiêu chuẩn Mục đích, chức năng và nhiệm vụ chính của cơ quan là việc tổ chức sản xuất và lưu giữ tài liệu nghe nhìn. Đây là tiêu chuẩn quan trọng khi xác định cơ quan, tổ chức đó có thuộc nguồn nộp lưu thường xuyên tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ lịch sử hay không. Tiêu chuẩn đối tượng phản ánh và số lượng tài liệu hiện có là yếu tố quan trọng để có thể biết đối tượng trực tiếp mà tài liệu phán ánh là gì, có đáp ứng được yêu cầu nội dung hay không. Số lượng tài liệu hiện có cũng cũng là yếu tố quan trọng. Nếu số lượng tài liệu quá ít cũng không thể xác định thành một nguồn thu thập thường xuyên bởi chỉ cần thu một lần là đã hết tài liệu. Bên cạnh đó, Tiêu chuẩn tính toàn vẹn thông tin trong các tài liệu nghe nhìn cũng rất cần thiết.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Thuý Bình (2002), Công tác lưu trữ tài liệu nghe -nhìn ở các đài truyền hình - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHKHXHNV, Hà Nội.

Đào Xuân Chúc (1982), “Vấn đến thu thập và tổ chức khoa học tài liệu kèm theo phim điện ảnh”, Tạp chí “Lưu trữ Việt Nam”(1), tr. 12 - 15.

Đào Xuân Chúc (1983), “Cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý lưu trữ ảnh, phim điện ảnh và ghi âm”, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ (2), tr.19-20.

Đào Xuân Chúc (1985), “Những tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu ảnh lưu trữ”, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ (3), tr. 15 - 24.

Đào Xuân Chúc (1988) “ Mấy vấn đề cơ sở phương pháp luận để xác định giá trị tài liệu lưu trữ phim điện ảnh”, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ (3), tr.3 - 9....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Lưu trữ học trên ---

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM