Luận án TS: Đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam

Luận án Đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của đề tài thôn quê, những quan niệm văn học trong văn chương nhà nho ảnh hưởng đến đặc điểm cơ bản của đề tài thôn quê.

Luận án TS: Đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Việc nghiên cứu đề tài thôn quê trong thơ trung đại có ý nghĩa thực tiễn đối với việc giảng dạy và nghiên cứu văn học trong nhà trường. Nhiều tác giả viết về đề tài thôn quê được lựa chọn, giảng dạy trong chương trình các cấp. Vậy nên, luận án nghiên cứu đề tài thôn quê góp phần bổ sung những nghiên cứu, những tư liệu nhất định cho việc giảng dạy văn học trong nhà trường. Mặt khác, tìm hiểu đề tài thôn quê trong thơ trung đại còn góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, văn học truyền thống của dân tộc. Bởi suy cho cùng, tìm hiểu giá trị di sản thơ ca trung đại là tìm về vẻ đẹp tinh thần dân tộc đã được tinh lọc hàng nghìn đời nay qua bức tranh thôn quê cũng như cuộc sống, xã hội của người dân lao động.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các đặc điểm của đề tài thôn quê ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó, luận án hướng tới phác họa bức tranh thôn quê Việt Nam thời trung đại cũng như đời sống tinh thần phong phú của các thi nhân qua thơ viết về thôn quê.

- Xác định vai trò và vị trí của thơ về thôn quê trong tiến trình phát triển chung của văn học trung đại, quy luật vận động theo tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa của thơ ca trung đại Việt Nam.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam từ thế kỉ XIII đến hết thế kỉ XIX. Trong suốt tiến trình đó có nhiều tác giả viết về thôn quê, tuy nhiên đề tài lựa chọn những tác giả tiêu biểu cho các vùng miền, có đóng góp cho từng giai đoạn phát triển của văn học.

Phạm vi nghiên cứu:

- Diễn tiến và vị trí của đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam.

- Nội dung cảm hứng và phương thức thể hiện của đề tài thôn quê.

- Những tương đồng và khác biệt của đề tài thôn quê giữa thơ chữ Hán với chữ Nôm, giữa các vùng miền.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề của luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp hệ thống

Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp so sánh - đối chiếu

Phương pháp tiếp cận liên ngành

Phương pháp văn học sử

1.5 Đóng góp của luận án

Luận án tổng hợp, hệ thống về mặt tư liệu thơ viết về đề tài thôn quê trong bảy thế kỷ phát triển của văn học trung đại Việt Nam.

Luận án chỉ ra đặc điểm và diện mạo của đề tài thôn quê về nội dung cảm hứng và phương thức thể hiện thơ trung đại Việt Nam, chiều sâu văn hóa, tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần nhân bản. Luận án làm nổi bật đặc điểm riêng của thơ thôn quê ở mỗi vùng miền qua các tác giả tiêu biểu.

Qua đề tài thôn quê, luận án góp phần bổ sung và làm rõ đặc điểm và xu hướng phát triển của thơ trung đại Việt Nam theo tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài

Những hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cơ sở lý thuyết của đề tài

2.2 Khái quát đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam

Khái niệm và tiền đề xuất hiện đề tài thôn quê

Quá trình phát triển của đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam

Kết quả thống kê, phân loại đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam

2.3 Đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam nhìn từ nội dung cảm hứng

Bức tranh thôn quê

Tình cảm, thái độ của tác giả với thôn quê

Đề tài thôn quê - những khác biệt giữa các vùng miền

2.4 Đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam nhìn từ phương thức thể hiện

Không gian, thời gian nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật

Giọng điệu nghệ thuật

3. Kết luận

Nghệ thuật thể hiện đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam cũng có những bước phát triển mạnh mẽ theo xu hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại. Những thành tựu về ngôn ngữ, giọng điệu và nghệ thuật khắc họa không gian, thời gian trong thơ về thôn quê vừa tiếp thu thơ ca cổ vừa có những sáng tạo, đưa thơ nhà nho gần gũi hơn với đông đảo người dân lao động. Không gian thôn quê được quan sát gần hơn và cụ thể hơn gắn với ruộng vườn, làng cảnh, gắn với không gian lao động, sinh hoạt, không gian văn hóa của đời sống thôn quê. Phương thức khắc họa thời gian cũng theo xu hướng tiệm cận hơn với thời gian cuộc sống thường nhật của người dân quê. Thời gian vũ trụ vốn vô thường, ước lệ được cụ thể hóa gắn với mùa màng, lễ hội trong đời sống phong phú, sinh động chốn quê. Bên cạnh đó, yếu tố ngôn ngữ cũng đã góp phần đáng kể vào việc thể hiện đề tài thôn quê ở phương diện dân tộc hóa thể loại. Nhà nho trung đại đã vận dụng linh hoạt ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống hàng ngày để mỗi câu thơ là tiếng nói, là lời tâm tình của người dân quê, là sự gắn bó của nhà thơ với thôn quê. Để phát huy khả năng phản ánh hiện thực sinh động của cuộc sống, ngoài việc thể hiện giọng điệu trữ tình, các thi nhân còn vận dụng giọng điệu tự sự trong khi phản ánh cuộc sống thôn quê. Những thành tựu về nghệ thuật đã tạo nên diện mạo rõ nét cho bức tranh thôn quê vốn đa sắc màu. Do đó, những di sản nghệ thuật thơ ca trung đại luôn là đề tài để hậu thế tìm hiểu về truyền thống văn hóa và về tư tưởng, tâm hồn dân tộc. 

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, tái bản, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Hoài Anh (Biên dịch, chú giải) (2003), Gia Định tam gia, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.

Lại Nguyên Ân - Bùi Văn Trọng Cường (2001), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, tái bản lần thứ 4, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Bùi Hạnh Cẩn (2001), Đặng Huy Trứ - Tư tưởng và phong cách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Lê Trí Viễn (1998), Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Phạm Tuấn Vũ (2007), Văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trần Ngọc Vương (1998), Văn học Việt Nam - dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Ngữ văn trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM