Luận án TS: Xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Luận án Xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức tập trung nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức.

Luận án TS: Xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Vai trò của trường THPT chuyên hiện nay được xác định là phải đào tạo được đội ngũ học sinh giỏi trở thành nhân tài cho đất nước, có chất lượng giáo dục PT của Việt Nam đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Cùng với đó, nhà trường phải có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo nhiệm vụ phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, có năng khiếu để bồi dưỡng thành những người có tài năng, có tư duy khoa học, có lòng yêu nước, bản sắc riêng của Việt Nam, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức tự lực, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo, có sức khoẻ tốt đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong hội nhập quốc tế, trong thời đại tri thức, thời kỳ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều này đồng nghĩa với việc trường THPT chuyên bên cạnh việc giáo dục tri thức chuyên sâu phải xây dựng được một môi trường giáo dục tích cực để các em học sinh giỏi được phát triển hết tiềm năng, được tự do sáng tạo và có đủ điều kiện thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Giáo viên và học sinh trong nhà trường được tạo động lực dạy và học tốt trong một môi trường giáo dục văn minh, an toàn và thân thiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở các THPT trong bối cảnh hiện nay.

Đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở các trường THPT trong bối cảnh hiện nay.

Khảo nghiệm và thực nghiệm các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở các trường THPT chuyên trong bối cảnh hiện nay.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở các trường THPT chuyên.

Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở các trường THPT chuyên trên địa bàn TP Hà Nội mang tính đặc trưng và phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của nhà trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức hiện nay.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Nhóm phương pháp xử lí số liệu

1.5 Đóng góp của luận án

- Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở trường THPT chuyên.

-Trên cơ sở lý luận về văn hóa tổ chức đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá môi trường giáo dục trong nhà trường THPT chuyên.

- Chứng minh tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở các THPT chuyên trong bối cảnh hiện nay.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Một số khái niệm cơ bản

Môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên

Những vấn đề cơ bản về xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

2.2 Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục ở các trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Khái quát chung về nhà trường THPT chuyên trên địa bàn nghiên cứu

Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng

Thực trạng môi trường giáo dục ở các trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở các trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường giáo dục ở các trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Đánh giá chung về thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức tại các trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.3 Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục ở THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Nguyên tắc đề xuất biện pháp xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Mối quan hệ của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp xây dựng môi trường giáo dục ở trường THPT chuyên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Kết quả thử nghiệm các biện pháp

3. Kết luận

Tác giả đặc biệt đi sâu đánh giá thực trạng nội dung và con đường xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức tại các trường THPT chuyên. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các nội dung xây dựng môi trường giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của GV, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng và hội nhập quốc tế; các con đường xây dựng môi trường giáo dục bước đầu được thực hiện khá thường xuyên, tuy nhiên kết quả còn chưa đáp ứng được yêu cầu đối với giáo viên, học sinh và các lực lượng khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Các vấn đề cần tập trung nghiên cứu sâu để nâng cao hiệu quả xây dựng môi trường giáo dục tại các trường THPT chuyên bao gồm: nâng cao nhận thức toàn diện cho CBQL, GV và HS về xây dựng môi trường giáo dục; xây dựng hệ thống các tiêu chí phát triển môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức từ đó làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện; phát huy vai trò của các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường và huy động sự tham gia tích cực của các lực lượng bên ngoài nhà trường vào việc xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức tại các trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Hoàng Anh và Ngô Công Hoàn (2002). Giao tiếp sư phạm. NXB Giáo dục.

Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2013), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH – HĐH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Phạm Quang Huân. Văn hóa tổ chức – Hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường. Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa học đường, Viện NCSP – Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.

4.2 Tiếng Anh

Ahmadi E. School Culture and School Effectiveness, International Journal of management, Vol 5.

Barbara Fralinger and Valer Olson (2007), Organization culture at the university Level.

Deal T.E. and Peterson D. K. Shaping School Culture the heart of Leadership. 1999. Jossey-Bass.

Joan Richardson (2001), Share Culture: A Consensus of Individual Values, Results.

Mullen, Carol A. (2007). Curriculum Leadership Development: A Guide for Aspiring School Leaders. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM