Luận án TS: Bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp

Luận án Bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lí luận, thực tiễn về giáo dục KNS và bồi dưỡng giáo viên, luận án đề xuất hình thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH qua E-Learning nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay.

Luận án TS: Bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, việc bồi dưỡng giáo viên sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ quản lí nhận được những hỗ trợ trực tiếp, kịp thời từ các giáo viên, cán bộ có kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực để giải quyết được những thách thức trong công tác ở đơn vị. Việc vận dụng E-Learning trong bồi dưỡng đang là một xu hướng phù hợp và có nhiều ưu điểm nổi trội, ELearning có thể được sử dụng để bồi dưỡng cho nhiều đối tượng khác nhau, gia tăng cơ hội học tập cho mọi người, phát triển khả năng tự học và tạo điều kiện để người học có thể “học suốt đời”. Đó là một hình thức bồi dưỡng hiện đại, đáp ứng kịp thời so với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ như hiện nay. Hơn nữa, đây là một hình thức bồi dưỡng khá phù hợp với điều kiện của các giáo viên vì thế giáo viên có thể linh hoạt tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng những nội dung cần thiết. Việc bồi dưỡng theo hình thức này cũng sẽ đánh giá một cách khách quan và kiểm soát được đầy đủ mức độ tham gia bồi dưỡng của giáo viên.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lí luận bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH.

Đánh giá thực trạng bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH.

Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH qua E-Learning. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH qua E-Learning.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH qua E-Learning, trong đó việc bồi dưỡng tập trung vào vấn đề đổi mới hình thức bồi dưỡng và cách thức đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án nghiên cứu dựa trên các quan điểm tiếp cận sau đây: tiếp cận hệ thống; tiếp cận hoạt động; tiếp cận phát triển; tiếp cận thực tiễn.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết

- Phương pháp phân loại và hệ thống lí thuyết

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

1.5 Đóng góp của luận án

Góp phần làm sáng tỏ lí luận về bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH, cụ thể là xác định được các khái niệm khoa học và đề xuất hình thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH qua E-Learning.

Đổi mới hình thức bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH bằng cách thiết kế nội dung và tổ chức bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm học tập của người lớn thông qua E-Learning sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp cho học sinh trung học cơ sở

Hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp

Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp

2.2 Thực trạng bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH

Khái quát về khảo sát thực trạng bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp

Kết quả nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp

2.3 Bồi dưỡng cho giáo viên THCS về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH thông qua E-Learning

Nguyên tắc bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp thông qua E-Learning

Thiết kế website bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp

Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về giáo dục kĩ năng sống theo quan điểm sư phạm tích hợp thông qua E-Learning

Thực nghiệm sư phạm

3. Kết luận

Bồi dưỡng giáo dục KNS theo quan điểm SPTH đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đồng thời cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết đáp ứng kịp thời việc đổi mới toàn diện và sâu sắc của nền giáo dục nước ta. Giáo dục KNS theo quan điểm SPTH thực chất là phát triển lối sống cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua việc tích hợp trong nội dung các môn học và các hoạt động giáo dục cụ thể. Bồi dưỡng cho giáo viên về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH là quá trình tổ chức hoạt động nhằm bổ sung kiến thức, kĩ năng, thái độ về giáo dục KNS giúp giáo viên nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS theo quan điểm SPTH cho học sinh.

Nghiên cứu thực trạng về giáo dục KNS, thực trạng bồi dưỡng cho giáo viên về vấn đề này hiện nay vẫn chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu của tiễn giáo dục và chưa mang lại hiệu quả cao. Giáo viên rất quan tâm và có nhu cầu mong muốn được tham gia các lớp bồi dưỡng về giáo dục KNS theo quan điểm SPTH. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nêu lên được những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này ở đơn vị, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng hiện nay chưa phù hợp, chưa linh hoạt so với tình hình thực tế ở các địa phương. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Thị Bình (2013), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 453/KH-BGDĐT ngày 30/7/2010 về kế hoạch tập huấn và triển khai giáo dục kĩ năng sống ở các trường phổ thông trên toàn quốc và quyết định triển khai lồng ghép nội dung giáo dục KNS vào chương trình chính khoá từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông.

Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương (2014), Dạy học tích hợp - Phương thức phát triển năng lực học sinh, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên, Hà Nội, tr23-28.

Nguyễn Thanh Bình (2013), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp, (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Bộ giáo dục và Đào tạo - Dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở.

4.2 Tiếng Anh

Beane, J. (1995), “Curriculum Integration and the Disciplines of knowledge”, Phi DeltaKappan, Vol. 76 April, pp.616-622.

Cochran, W. G. (1977), Sampling techniques (3rd ed.), New York: John Wiley & Sons.Fisher A et al. Handbook for Family Planing Operations Research design, 2nd edition,Population Council.

K.B.Everard, Geoffrey Morris, Ian Wilson (2004, 2007), Effective School Management, Fourth edition

Grant, P., Paige, K. (2007), “Curriculum integration: A trial”, Australian journal of teacher education, Vol. 32, Issue 4.

Harasim, L., Hiltz, S. R., Teles, L., & Turoff, M (1995), Learning Networks: A field guide to teaching and learning online, Cambridge, MA.: MIT Press 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Toán học trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM