Luận án TS: Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững

Luận án Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững dưới góc độ địa lí học. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững trong tương lai.

Luận án TS: Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước nông nghiệp với 66,1% dân số sống ở nông thôn, 44,0% lao động làm việc trong khu vực nông, lâm, thủy sản (N, L, TS), đóng góp 18,9% GDP (không kể thuế sản phẩm) trong nền kinh tế năm 2015 [95]. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), vai trò của nông nghiệp không hề suy giảm mà ngược lại, nông nghiệp, nông dân và nông thôn ngày càng được quan tâm và trở thành một mắt xích quan trọng trong chính sách “tam nông” của nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) khẳng định: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp – nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống cho nhân dân”. Hiện tại và tương lai, nông nghiệp luôn có vị trí chiến lược quan trọng trong trong phát triển KT-XH. Nông nghiệp và nông thôn là bệ đỡ khi các ngành khác gặp khó khăn, bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài. Sự tiến bộ vượt bậc của sản xuất nông nghiệp nước ta đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội, đưa Việt Nam vào nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về các mặt hàng nông sản từ gạo, điều đến cà phê, thủy sản.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững để vận dụng vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng.

- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững.

- Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng bền vững và có hiệu quả trong tương lai.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận án tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp; thực trạng phát triển nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ), thủy sản (khai thác, nuôi trồng), lâm nghiệp và một số hình thức TCLTNN: kinh tế hộ (trong đó có cánh đồng lớn), trang trại, vùng chuyên canh và tiểu vùng nông nghiệp.

- Luận án đi sâu nghiên cứu trường hợp mô hình cánh đồng lớn của các hộ trồng lúa và các hộ nuôi trồng thủy sản để phân tích các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững với sự tham gia tích cực của nông hộ.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)

Phương pháp dự báo

1.5 Đóng góp của luận án

- Kế thừa, bổ sung, cập nhật và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.

- Làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng.

- Phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững giai đoạn 2005 – 2015 dựa vào các tiêu chí đã lựa chọn và kết quả điều tra các hộ tham gia cánh đồng lớn trong sản xuất lúa, các hộ nuôi tôm.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững

Tổng quan về phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Cơ sở lí luận

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững

Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững

2.3 Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững

Cơ sở của định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững

Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững

Giải pháp

3. Kết luận

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tỉnh Sóc Trăng chuyển đổi theo vùng sinh thái diễn ra khá rõ rệt, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của từng tiểu vùng và từng địa phương, gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường tiêu thụ. Diện tích NTTS tăng mạnh trước năm 2005 và đến nay (2015) đã ổn định; diện tích cây ăn quả tăng liên tục, diện tích gieo trồng lúa và tôm – lúa tăng trong những năm gần đây.

Tỉnh Sóc Trăng đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, bước đầu đã xây dựng được kết cấu hạ tầng và các cơ sở chế biến (lúa-gạo, thủy sản...), đời sống của nhân dân từng bước cải thiện, an ninh nông thôn nói chung và khu vực đồng bào dân tộc nói riêng tương đối ổn định. Sản xuất lúa gạo phát triển mạnh, mặc dù diện tích canh tác, gieo trồng giảm, thời tiết diễn biến bất lợi, sâu bệnh xảy ra nhiều nơi, nhưng nhờ chú trọng sử dụng giống mới năng suất cao, tích cực ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, sản lượng lúa của tỉnh đã tăng liên tục, năm 2016 đạt 2,1 triệu tấn, tăng 0,50 triệu tấn với năm 2000. Diện tích cây ăn quả tăng hơn 1,98 lần và sản lượng tăng 1,8 lần. Chăn nuôi vẫn duy trì được tốc độ tăng GTSX ở mức khá cao.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Hà Ban, Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Kon Tum (2008) - Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.

Nguyễn Sinh Cúc (2005), Một số vấn đề đặt ra sau 30 năm phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Cộng sản số 22 tháng 11 năm 2005.

Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2013), Cánh đồng mẫu lớn trong nông nghiệp: Một số lí luận và thực tiễn phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

Bùi Huy Đáp – Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Châu Ngọc Hà (2004), Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo khoa học “Vì sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Cần Thơ.

4.2 Tiếng Anh

Altieri M. A., Nicholls C. I (2005), Agroecology and the Search for a Truly Sustainable Agriculture, 1st edition, UNEP.

Committee on Sustainable Agriculture and the Environment in the Humid Tropics (1993), Sustainable agriculture and the environment in the humid tropics, National Academy Press, Washington, D.C.

FAO (2005), Participatory policy development for sustainable agriculture and rural development, Rome.

Gliessman S. R., Rosemeyer M. (Ed.) (2010), The Conversion to Sustainable Agriculture: Principles, Processes, and Practices, CRC Press - Taylor & Francis Group, NW, USA.

Hayami Y., Ruttan V.W., (1985), Agricultural development-An international perpectives, Johns Hopkins University Press.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Địa lí trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM