Luận án TS: Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Luận án Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về nhu cầu, nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của HS THPT; xây dựng cơ sở lý luận tâm lý học về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của HS THPT; khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của HS THPT và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của HS THPT; lý giải nguyên nhân của thực trạng từ đó tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu này của các em; đề xuất và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức của HS THPT về tư vấn hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu này của học sinh.

Luận án TS: Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, thực tiễn nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của HS THPT và các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến nhu cầu này. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tổ  chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu này cho các em

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện và mức độ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông.

Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi nội dung nghiên cứu: những biểu hiện và mức độ của nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở ba khía cạnh: nội dung tư vấn đặc điểm của các ngành nghề trong xã hội; thị trường lao động xã hội; đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân để đáp ứng yêu cầu của nghề dự định lựa chọn, hình thức tư vấn và nhà tư vấn. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của HS THPT. Tổ chức thực nghiệm nhằm phát hiện và thỏa mãn nhu cầu này ở các em.
  • Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu ở 05 trường THPT trên địa bàn TP HCM: Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ – Quận 4; Trường THPT Nguyễn Trải – Quận 10; Trường THPT Trí Đức – Quận Tân Phú; Trường THPT Bình Tân – Quận Bình Tân; Trường THPT Bình Chánh – Huyện Bình Chánh.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi

Phương pháp phỏng vấn (cá nhân và nhóm)

Phương pháp quan sát

Phương pháp nghiên cứu trường hợp (HS đã trải nghiệm nhu cầu tư vấn hướng nghiệp)

Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động (phân tích các bài làm của cá nhân/ nhóm của học sinh trong quá trình giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp…)

Phương pháp thực nghiệm: tư vấn cá nhân; tư vấn trực tiếp; tư vấn gián tiếp; tham quan thực tế.

Phương pháp thống kê toán học

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp trên thế giới

  • Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp theo hướng thăm dò nghề nghiệp của HS
  • Xu hướng thứ hai: Hướng nghiên cứu nhu cầu tư vấn lập kế hoạch nghề nghiệp
  • Xu hướng thứ ba: Hướng nghiên cứu nhu cầu tư vấn quyết định nghề nghiệp của HS và các chương trình nâng cao hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở Việt Nam

  • Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp theo hướng thăm dò bản thân và nghề nghiệp của HS
  • Xu hướng thứ hai: Hướng nghiên cứu về kế hoạch và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS
  • Xu hướng thứ ba: Hướng nghiên cứu nhu cầu tư vấn các bước quyết định nghề nghiệp của HS và các giải pháp nâng cao hoạt động tư vấn hướng nghiệp

2.2 Cơ sở lí luận

Lý luận về nhu cầu

  • Khái niệm nhu cầu
  • Đặc điểm của nhu cầu
  • Phân loại nhu cầu

Lý luận về tư vấn hướng nghiệp

  • Khái niệm tư vấn
  • Khái niệm hướng nghiệp
  • Lý luận về tư vấn hướng nghiệp

Lý luận về Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của HS THPT

  • Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp
  • Lý luận về Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông
  • Mức độ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông

  • Yếu tố chủ quan
  • Yếu tố khách quan

2.3 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu 

  • Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
  • Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu

  • Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp điều tra bảng bảng hỏi
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp thực nghiệm
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp HS đã trải nghiệm nhu cầu tư vấn hướng nghiệp
  • Phương pháp xử lí số liệu bảng thống kê toán học

2.4 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đánh giá của học sinh về vai trò của tư vấn hướng nghiệp và sự cần thiết phải có hoạt đông cơ sở hướng nghiệp
  • Đánh giá chung thực trạng nhu cầu về nội dung tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông
  • Những biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông
  • Thực trạng nhu cầu về hình thức tư vấn hướng nghiệp của HS THPT
  • Thực trạng nhu cầu của HS THPT về nhà tư vấn hướng nghiệp
  • Đánh giá chung về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông
  • Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp của HS THPT

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Các yếu tố chủ quan
  • Các yếu tố khách quan
  • Tác động của một số yếu tố đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của HS THPT

Biện pháp tác động và thực nghiệm nhằm tăng cường nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đề xuất các biện pháp tác động
  • Kết quả tác động thực nghiệm

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu không những cho thấy mức độ của nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở HS, mà còn chỉ ra được sự bất cập giữa nhu cầu tư vấn hướng nghiệp và sự thỏa mãn nhu cầu đó ở HS. Mặc dù HS có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng phần lớn HS chưa đến tư vấn hướng nghiệp, vậy thì nhu cầu tư vấn hướng nghiệp tương đối cao chỉ là cảm t nh mơ hồ, vì theo nguyên tắc/ lý thuyết hoạt động, chỉ khi nhu cầu gặp đối tượng, được đáp ứng, nhu cầu mới hiện thực hóa, phát triển. Vì vậy, thông quan hoạt động thực nghiệm – hoạt động tư vấn hướng nghiệp đã cho thấy mức độ cần thiết có tư vấn hướng nghiệp của HS lên cao. 

4. Tài liệu tham khảo

Đặng Danh Ánh 2005 , “Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 121

Đặng Danh Ánh 2010 , “Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam”, NXB văn hóa thông tin, tr.96

Nguyễn Trọng Bảo (1984), Giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, Nxb Sự thật, Hà nội 1985 tr 29-30

Báo cáo khoa học tại Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường (2011): Thúc đẩy nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM