Luận án TS: Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức

Luận án Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức (1990 – 2015) làm rõ những cơ sở chủ quan và khách quan của quá trình phát triển kinh tế, xã hội CHLB Đức từ sau khi thống nhất đến năm 2015. Làm rõ các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ Đức; phân tích bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội của CHLB Đức từ năm 1990 đến năm 2015. Những thành tựu nổi bật nhất, cũng như những hạn chế còn đang tồn tại trong sự phát triển của nước Đức; chỉ ra những đặc điểm trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức; đưa ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức cho Việt Nam và các nền kinh tế đang thực hiện chuyển đổi, cải tổ.

Luận án TS: Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của sự phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức kể từ khi thống nhất cho đến năm 2015 trải qua hai giai đoạn nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu chính: nước Đức đã có những chuyển biến thực chất như thế nào về kinh tế, xã hội từ năm 1990 đến năm 2015. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cốt lõi của sự phát triển kinh tế, xã hội Đức trong vòng ¼ thế kỷ, đề tài chỉ ra những đặc điểm trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình vận động và sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của CHLB Đức từ năm 1990 đến năm 2015.

Phạm vi nghiên cứu

  • Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức từ năm 1990 đến năm 2015.
  • Về không gian: đề tài tập trung vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức
  • Về nội dung: Luận án nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức từ năm 1990 đến năm 2015

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu lịch sử.

Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Trong đó, phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc thu thập, khảo cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để phục dựng lại một bức tranh toàn cảnh theo tiến trình lịch sử về sự phát triển kinh tế, xã hội Đức trong vòng 25 năm (1995 - 2015).

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh....

Luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử với phương pháp nghiên cứu xã hội học, kinh tế học khi nghiên cứu về sự phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức trong những năm 1990 – 2015

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan về kinh tế, xã hội của CHLB Đức (1990 – 2015)

  • Công trình của các nhà nghiên cứu trong nước
  • Công trình học của các nhà nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu về kinh tế Đức

  • Công trình của các nhà nghiên cứu trong nước 
  • Công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu về xã hội Đức

  • Công trình của các nhà nghiên cứu trong nước
  • Công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài

Một số nhận xét và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

  • Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài 
  • Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

2.2 Cơ sở phát triển kinh tế xã hội

Tình hình quốc tế

  • Những chuyển biến của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
  • Xu hướng toàn cầu hóa 
  • Xu thế khu vực hóa
  • Tình trạng gia tăng dân số và sự thay đổi của môi trường

Tình hình khu vực

  • Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội và quá trình chuyển đổi kinh tế, xã hội ở Đông Âu và Liên Xô 
  • Quá trình mở rộng và tăng cường liên kết của EU

Tình hình CHLB Đức

  • Điều kiện tự nhiên
  • Nguồn nhân lực
  • Điều kiện chính trị
  • Điều kiện kinh tế, xã hội

2.3 Chính sách và thực trạng 1990-2005

Chính sách phát triển kinh tế, xã hội

  • Mục tiêu
  • Biện pháp
  • Quá trình thực hiện

Tình hình phát triển kinh tế

  • Nền kinh tế tăng trưởng chậm sau thống nhất
  • Sự hội nhập kinh tế của hai miền Đông - Tây Đức
  • Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại và phát triển bền vững
  • Sự gắn kết của kinh tế Đức với thị trường châu Âu và toàn cầu

Tình hình phát triển xã hội

  • Sự thay đổi về cấu trúc xã hội và tình trạng đói nghèo
  • Sự biến động của tình hình dân số, di dân và nhập cư
  • Những chuyển biến của thị trường lao động, việc làm và đào tạo nghề
  • Tình hình giáo dục, khoa học – công nghệ và văn hóa
  • Sự mở rộng của hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội

2.4 Điều chỉnh chính sách, thực trạng 2005-2015

Những nhân tố mới tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức (2005 – 2015)

  • Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới và châu Âu
  • Di dân và khủng hoảng di dân ở châu Âu
  • Quá trình cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel

Những điều chỉnh về chính sách phát triển kinh tế, xã hội

  • Mục tiêu
  • Biện pháp
  • Quá trình thực hiện

Những chuyển biến của nền kinh tế Đức

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định
  • Cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển bền vững tiếp tục được củng cố
  • Tăng cường hội nhập và gắn kết kinh tế

Những chuyển biến về xã hội

  • Sự gia tăng phân hóa xã hội và tình trạng đói nghèo
  • Những thay đổi trong cấu trúc dân số, di dân và nhập cư
  • Sự tăng trưởng của thị trường lao động, việc làm
  • Sự phát triển giáo dục, khoa học – công nghệ và văn hóa
  • Những chuyển biến về an sinh xã hội

2.5 Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức (1990- 2015)

  • Sự chuyển biến rõ rệt về kinh tế, xã hội của CHLB Đức sau khi tái thống nhất
  • Sự phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với quá trình tái thống nhất nước Đức

Tăng trưởng kinh tế luôn song hành với đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững

  • Sự phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với quá trình hội nhập với khu vực và thế giới
  • Vai trò của các Thủ tướng Đức

Vị trí, ý nghĩa của quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức (1990 – 2015)

  • Đối với nước Đức
  • Đối với EU và thế giới

Một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội của CHLB Đức (1990 – 2015)

  • Thận trọng với những liệu pháp “sốc” trong chuyển đổi kinh tế, xã hội
  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện an sinh xã hội
  • Tạo ra tính linh hoạt của nền kinh tế, xã hội thông qua các công ty vừa và nhỏ 
  • Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội
  • Đảm bảo ổn định chính trị và an ninh

3. Kết luận

Nước Đức đã đi qua ¼ thế kỉ để phát triển sau ngày tái thống nhất nhưng nước Đức vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn. Tuy nhiên, những nền tảng chung cho sự thống nhất bền vững đã được tạo ra. Sự khác biệt trong các yếu tố phát triển giữa các bang miền Đông và các bang miền Tây đang giảm dần. Sự khác biệt, chênh lệch mang tính chất vùng miền vẫn luôn tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào, chỉ khác là hai miền của nước Đức đã từng tồn tại hai nhà nước hoàn toàn đối lập nhau về đường lối phát triển. CHLB Đức sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để đi đến sự thống nhất nhưng cũng rất khó để đòi hỏi sự thống nhất theo cách công bằng hoàn toàn. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 1990 – 2015, đã tạo cho nước Đức những thành công mới, vị thế mới ở châu Âu và trong trật tự toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng để nước Đức tiếp tục phát triển ở các năm tiếp

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Mai Anh (2005), “Chính sách xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội của CHLB Đức và khả năng vận dụng ở Việt Nam”, Nghiên cứu châu Âu, (3), tr.63 – 69.

Peter Barners (2007), Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0, Nxb Trẻ, Hà Nội.

Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt Nam – Năng suất và Thịnh vượng, Economica, Hà Nội.

Đỗ Thanh Bình (cb) (2010), Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM