Luận án TS: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam

Luận án Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về truyền thông phát triển, mô hình truyền thông phát triển, nghiên cứu quá trình hình thành phát triển môi trường truyền thông phát triển nông nghiệp ở Việt Nam; nghiên cứu nhằm nhận dạng đúng các đặc điểm, vấn đề đặt ra đối với truyền thông phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc; đề xuất và luận chứng cho một số phương hướng cơ bản, các nhóm giải pháp chủ yếu có thể được áp dụng nhằm góp phần đổi mới mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay.

Luận án TS: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm, hình thức và nội dung truyền thông nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam, luận án đề xuất một mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc và luận chứng cho các giải pháp, những khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của truyền thông đáp ứng và phục vụ hiệu quả hơn cho mục tiêu phát triển nông nghiệp trong vùng.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp với tính cách là một tập hợp các thành tố cơ bản của truyền thông phục vụ phát triển xã hội cùng các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố ấy với một vận hành của toàn bộ hệ thống ấy hướng vào, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu

  • Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động truyền thông phục vụ phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam.
  • Đối tượng khảo sát của đề tài luận án là các phương thức truyền thông phục vụ phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc, bao gồm: một là, thời gian nghiên cứu và khảo sát là từ sau năm 1986, khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới; hai là, địa bàn khảo sát đại diện cho vùng Tây Bắc được chọn là hai tỉnh Sơn La và Lai Châu.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo: phương pháp phân tích - tổng hợp, được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu, kết hợp với phương pháp quy nạp - diễn dịch được sử dụng trong khảo sát đánh giá thực trạng truyền thông phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc

Các phương pháp nghiên cứu tài liệu đã thực hiện bao gồm: phương pháp thu thập, phân loại tài liệu; phương pháp phân tích lược thuật, tổng thuật trong xử lý các thông tin thu được từ các tài liệu quá khứ… theo yêu cầu của các nhiệm vụ nghiên cứu;

Các phương pháp thống kê đã được thực hiện trong luận án bao gồm: thu thập phân tích số liệu thống kê, phân tích số liệu từ kết quả điều tra, thiết lập các bảng, biểu thống kê;

Các phương pháp phỏng vấn bao gồm: phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng là cán bộ công tác tại Sở nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật, cán bộ huyện, xã; phỏng vấn định lượng (điều tra bảng hỏi) đối với 200 mẫu là những người dân tại hai điểm khảo sát ở Sơn La và Lai Châu.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu về truyền thông phát triển

  • Lược khảo các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến truyền thông phát triển
  • Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài
  • Tình hình nghiên cứu trong nước

Tổng quan tình hình nghiên cứu về mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp

  • Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
  • Tình hình nghiên cứu ở trong nước

2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận 

  • Các khái niệm công cụ
  • Mô hình truyền thông phát triển
  • Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

Cơ sở thực tiễn

  • Thực tiễn Tây Bắc Việt Nam
  • Thực tiễn phát triển truyền thông nông nghiệp ở Việt Nam

Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam

  • Về quan điểm xây dựng mô hình
  • Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp Tây Bắc

2.3 Thực trạng

Mô tả tóm tắt quá trình điều tra 

  • Lựa chọn địa bàn khảo sát
  • Xác định điểm khảo sát và lượng mẫu phỏng vấn định lượng
  • Phân tích cơ cấu mẫu phỏng vấn định lượng thu được

Khái quát thực trạng truyền thông nông nghiệp ở Tây Bắc

  • Môi trường truyền thông phát triển nông nghiệp
  • Thực trạng về chủ thể thực hiện truyền thông
  • Thực trạng tiếp nhận thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng
  • Về tiếp nhận thông điệp truyền thông nông nghiệp
  • Nhu cầu về nguồn truyền thông nông nghiệp

Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

  • Ưu điểm
  • Hạn chế
  • Nguyên nhân và vấn đề đặt ra

2.4 Phương hướng và giải pháp

Phương hướng cơ bản

  • Quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tuyên truyền, báo chí, truyền thông phát triển nông nghiệp vận dụng vào Tây Bắc
  • Kết hợp hiệu quả truyền thông đại chúng với truyền thông phi đại chúng
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông am hiểu văn hóa công chúng truyền thông trong khu vực, có trình độ năng lực chuyên môn, có khả năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật của truyền thông hiện đại

Một số nhóm giải pháp chủ yếu

  • Nhóm giải pháp phát huy vai trò của truyền thông đại chúng
  • Nhóm giải pháp phát huy vai trò của truyền thông phi đại chúng
  • Nhóm giải pháp nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông phát triển nông nghiệp ở cơ sở

3. Kết luận 

Trong xã hội hiện đại, phát triển bền vững chỉ có thể có được khi sự phát triển ấy đảm bảo được sự cân bằng các phương diện văn hóa - xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị. Quan trọng hơn cả là tất cả mọi người đều được tham gia vào quá trình lập kế hoạch, sự phát triển bền vững đòi hỏi và nhất thiết phải có sự tham gia ngày càng đông đảo của người dân. Song sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển bền vững lại phụ thuộc một phần không nhỏ vào mức độ phù hợp của một cơ chế truyền thông phù hợp với yêu cầu phát triển. Trong đó cơ chế, chính sách đối với chuyển tải thông điệp từ chủ thế lãnh đạo, quản lý đến với người dân dân và ngược lại, từ người dân đến chủ thể lãnh đạo, quản lý… có vai trò hết sức quan trọng. Mô hình xã hội của truyền thông trở thành nhân tố mang tính quy định đối với sự tham gia của người dân vào sự phát triển. Khi ấy, sự phát triển sẽ trở thành và mang ý nghĩa phát triển bền vững…

4. Tài liệu tham khảo

ADB (2006a), CHXHCN Việt Nam: Dự án công nghệ và khoa học nông nghiệp. Truy cập tại:

ADB (2006b), Chương trình và chiến lược quốc gia - Việt Nam. Truy cập tại:

AJC & FES (2009), Chính trị và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

Lưu Văn An (chủ biên) (2008), Truyền thông đại chúng trong tổ chức quyền lực chính trị, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Báo chí học trên ---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM