Luận án TS: Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng phát triển du lịch, hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch của vùng Bắc Trung Bộ dưới góc độ địa lý học. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả phát triển du lịch trong tương lai.

Luận án TS: Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu DL toàn cầu tiếp tục tăng với sự tham gia của DL Việt Nam vào các chương trình, dự án PTDL như dự án DL tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), DL tuyến hành lang Đông Tây (EWEC), “ba quốc gia một điểm đến”; tuyến DL Di sản Đông Dương; DL vùng BTB đang đứng trước thời cơ mới, phát triển lên tầm cao hơn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào vùng BTB khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh này để DL trở thành “ngành kinh tế mũi nhọn” với các sản phẩm DL đặc thù, có chất lượng cao? DL toàn vùng ra sao? có tương xứng với tiềm năng chưa? Sự PTDL theo lãnh thổ diễn ra như thế nào, tính hợp lý về mặt không gian dưới góc độ địa lý học ở mức độ nào? Cần có các giải pháp gì (trong đó có các giải pháp mang tính đột phá) để DL của vùng phát triển có hiệu quả trong tương lai.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận, thực tiễn về DL và PTDL

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới PTDL ở vùng BTB

- Phân tích thực trạng PTDL vùng BTB giai đoạn 2000 – 2015 dưới góc độ địa lý học

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy PTDL hiệu quả ở địa bàn nghiên cứu trong tương lai.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự PTDL vùng BTB ở cả phương diện ngành và lãnh thổ.Đánh giá sự phát triển theo ngành, luận án đã sử dụng các chỉ tiêu về khách DL, CSVCKT, lao động, tổng thu, công tác xúc tiến quảng bá, công tác quản lý, phát triển sản phẩm.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu PTDL trên lãnh thổ vùng du lịch BTB, bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Luận án không nghiên cứu riêng rẽ theo từng tỉnh mà xem xét các tỉnh là một hợp phần cấu thành trong quá trình PTDL vùng BTB.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu

Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp thang điểm tổng hợp

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Phương pháp bản đồ, GIS

Phương pháp chuyên gia

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Phân tích những thành tựu và thách thức trong PTDL vùng BTB giai đoạn 2000 – 2015 dựa trên các chỉ tiêu đã xác định và qua điều tra xã hội học. Cập nhật và chính xác các chỉ tiêu PTDL để so sánh, đối chiếu với dự báo của Tổng Cục DL cho năm 2015. Từ đó bổ sung vào các chỉ tiêu PTDL cho quy hoạch của Tổng cục DL, đóng góp tích cực hơn cho PTDL của vùng BTB và du lịch cả nước cũng như sự phát triển KT – XH của vùng và các địa phương trong vùng.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học về phát triển du lịch

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Tài nguyên du lịch

Các nhân tố kinh tế - xã hội

Đánh giá chung

2.3 Thực trạng phát triển du lịch vùng BTB giai đoạn 2000 - 2015

Khái quát chung

Thực trạng phát triển du lịch theo ngành

Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ

Đánh giá chung

2.4 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch vùng BTB đến năm 2030

Định hướng  phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

3. Kết luận

Tổng lượng khách DL đi lại trong vùng tăng trưởng nhanh với mức trung bình 17,6%/năm; quy mô lao động DL toàn vùng đạt 72.613 người (2015), số lượng CSLT tăng trưởng khá với chất lượng được nâng cao; tổng thu DL vượt mức 19 nghìn tỷ đồng… Các chỉ số thống kê thực trạng vào năm 2015 đều cao hơn so với dự báo trước đó đã đưa ra trong QHTT phát triển DL vùng BTB.

Công tác quản lý Nhà nước về DL ở các địa phương được tăng cường, củng cố và ngày càng phát huy tốt vai trò xây dựng, tổ chức, triển khai cũng như giám sát các hoạt động DL. Hoạt động xúc tiến quảng bá có nhiều dấu ấn quan trọng với fesival Huế, sự phối hợp và liên kết quốc tế trên hành lang kinh tế Đông – Tây, đặc biệt sự xuất hiện của hang Én, hang Sơn Đoòng trong chương trình Good Morning America của kênh truyền hình ABC (Mỹ)…đã tạo được những hiệu ứng tích cực đối với DL vùng BTB. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Lan Anh (2014). PTDL tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác TNDL vùng phụ cận. LATS Địa lý học, ĐHSP Hà Nội

Trần Văn Anh (2017). Xác định các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Qu ng Nam. LATS Địa lý hoc, ĐHSP Hà Nội

Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông (1995). Một số vẫn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch DL. Tạp chí DL và PT số 1, tr.34 – 37.

Đào Ngọc Cảnh, Nguyễn Kim Hồng (2016). Sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá TNDL tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh, số 2(80), 2016.

Đinh Thị Vân Chi (2004). Nhu cầu của du khách trong quá trình DL. NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

C. Michael Hall, Alan A. Lew (2009). Understanding and Managing Tourism Impacts: An Integrated Approach. Routledge, New York

Donald G.Reid (2003). Tourism, Globalization and Development -Responsible Tourism Planning. Pluto Press, London

Norbert Vanhove. The Economics of Tourism Destinations: Theory and Practice. Routledge, 2017

P.H. Collin (2006). Dictionary of Leisure, Travel and Tourism, 3rd edition. A&C Black, London

Stephen Williams (2009). Tourism Geography – A new synthesis, 2nd edition. Routledge, London and New York

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Địa lí trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM