Luận án TS: Tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh

Luận án Tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh tổng quan các công trình nghiên cứu về tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ; xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ; đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất và thực nghiệm biện pháp cải thiện tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ.

Luận án TS: Tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện tương tác hợp tác, góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện và mức độ tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ.

Phạm vi nghiên cứu

  • Về khách thể nghiên cứu: Khách thể sinh viên: 552 sinh viên hệ đại học chính quy đang theo học năm thứ 1, thứ 2 và thứ 3 ở 3 khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật, Sư phạm của 9 trường đại học đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; khách thể giảng viên: 104 người đang trực tiếp giảng dạy sinh viên 3 khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật, Sư phạm và kiêm nhiệm công tác Cố vấn học tập.
  • Về nội dung nghiên cứu: tập trung vào 4 biểu hiện tâm lý của tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ; mức độ biểu hiện tâm lý của tương tác hợp tác trong học tập của sinh viên được tiếp cận dưới góc độ tính tích cực tương tác; thực trạng tương tác hợp tác của sinh viên được nghiên cứu trong 3 hoạt động cụ thể của học tập theo học chế tín chỉ
  • Về thời gian thực hiện: thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 4 năm 2018; khảo sát ở sinh viên năm thứ 1, thứ 2 và năm thứ 3 của năm học 2016 – 2017.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp phỏng vấn bao gồm phỏng vấn sâu, phỏng vấn cá nhân

Phương pháp quan sát

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

  • Hướng nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập đến kết quả học tập của sinh viên
  • Hướng nghiên cứu cấu trúc tâm lý của tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến tương tác hợp tác trong học tập tại Việt Nam

  • Hướng nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác ngang hàng lên kết quả học tập của người học
  • Hướng nghiên cứu cấu trúc của tương tác và tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên học tập

2.2 Cơ sở lí luận

Lý luận về tương tác hợp tác trong học tập

  • Khái niệm tương tác
  • Khái niệm tương tác hợp tác trong học tập

Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên

  • Khái niệm sinh viên
  • Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên

Tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ

  • Khái niệm
  • Biểu hiện của tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ

Những yếu tố ảnh hưởng đến tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ

  • Nhu cầu tương tác với bạn trong học tập của sinh viên
  • Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên trong học tập
  • Tác động của giảng viên, cố vấn học tập
  • Môi trường học tập của sinh viên

2.3 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu

  • Khách thể và địa bàn nghiên cứu
  • Các giai đoạn nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp thực nghiệm
  • Phương pháp xử lý số liệu

Tiêu chí đánh giá và thang đo

  • Tiêu chí đánh giá
  • Thang đo
  • Thang đánh giá

2.4 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Thực trạng tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh

  • Đánh giá chung về thực trạng tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Biểu hiện cụ thể của tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ

Các yếu tố ảnh hưởng

  • Kết quả chung về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên tương tác hợp tác trong học tập của sinh viên
  • Yếu tố nhu cầu tương tác với bạn trong học tập của sinh viên
  • Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên
  • Tác động của giảng viên, cố vấn học tập
  • Môi trường học tập
  • Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Dự báo mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác hợp tác của sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

3. Kết luận 

Các hoạt động học tập theo học chế tín chỉ được chọn nghiên cứu trong luận án bao gồm: Xây dựng thời khóa biểu cá nhân, đăng ký thời khóa biểu cá nhân trực tuyến và học tập theo nhóm ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, khái niệm công cụ được thao tác hóa bởi 3 nội dung: (a) Tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong hoạt động xây dựng thời khóa biểu cá nhân; (b) tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong hoạt động đăng ký thời khóa biểu cá nhân trực tuyến; (c) tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong hoạt động tự học theo nhóm ngoài giờ lên lớp. Thực trạng tương tác hợp tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ được đo bởi 2 tiêu chí: Tính chủ động và tính hứng thú. Đây là 2 biểu hiện của tính tích cực học tập – là một trong những yêu cầu cơ bản để sinh viên học tập hiệu quả theo học chế tín chỉ.

4. Tài liệu tham khảo

Trần Thanh Ái (2010), Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: các nguyên lý, thực trạng, giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc Đổi mới phương pháp giảng dạy Đại học theo hệ thống tín chỉ, trường Đại học Sài Gòn.

Giáo dục và đào tạo I trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-B DĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Nguyễn Thị Thu Cúc (2008), Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học tập môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM