Luận án TS: Nhật ký như một thể loại văn học

Luận án Nhật ký như một thể loại văn học được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích đặc trưng của thể loại nhật ký văn học qua nhật ký chiến trường ở Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, từ đó lý giải hiệu ứng xã hội của nhật ký chiến trường ở Việt Nam những năm gần đây.

Luận án TS: Nhật ký như một thể loại văn học

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Nhật ký là một thể loại văn học đặc biệt, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nói chung, văn học nói riêng. Trên bình diện văn hóa, lịch sử loài người là lịch sử của những ký ức, và nhật ký là một trong những hình thức lưu giữ đặc thù. Nghiên cứu nhật ký như thế là góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa của nhân loại. Trong lĩnh vực văn học, nhật ký được khẳng định không chỉ bởi những giá trị vốn có mà còn bởi mối quan hệ chặt chẽ, sự tương tác với các thể loại khác. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng đến nay, nghiên cứu lý luận về thể loại này vẫn còn nhiều khoảng trống. Tình trạng đó càng bộc lộ rõ trong thực tế nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy, hàng loạt những bình diện lý luận của thể loại nhật ký đến nay hoặc chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, sơ lược, hoặc còn nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất. Thực tiễn đó gây cản trở cho quá trình tiếp nhận của độc giả cũng như việc nghiên cứu, phê bình của các nhà khoa học. Mặt khác, chính việc không thống nhất các vấn đề lý luận cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sáng tạo thể loại này. Sáng tạo nhật ký vẫn chủ yếu tự phát và thưa thớt, trong khi những tác phẩm đã xuất bản chưa được đánh giá thỏa đáng, khiến cho thể loại này chưa có được vị trí xứng đáng trong văn học sử. Trong thời gian gần đây, đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về loại hình ký, trong đó có đề cập đến nhật ký. Song, ký là một loại hình văn học rất phong phú, phức tạp, ôm chứa nhiều thể loại khác nhau, vì vậy, việc xem xét nhật ký trên những bình diện chung của ký vô hình chung đánh mất những đặc trưng đặc sắc của bản thân đối tượng. Việc đặt vấn đề nghiên cứu nhật ký như một thể loại văn học, vì thế, có ý nghĩa lý luận cấp thiết.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ tình hình nghiên cứu thể loại nhật ký trên thế giới và ở Việt Nam.

- Làm sáng tỏ đặc trưng của thể loại nhật ký văn học trên cả mô hình giao tiếp và cấu trúc văn bản.

- Phân tích đặc trưng của thể loại nhật ký văn học qua nhật ký chiến trường ở Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, từ đó lý giải hiệu ứng xã hội của nhật ký chiến trường ở Việt Nam những năm gần đây.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhật ký như một thể loại văn học.

Phạm vi nghiên cứu: luận án chủ yếu tập trung khảo sát một số tác phẩm nhật ký nổi bật trên thế giới và những tác phẩm nhật ký Việt Nam hiện đại. Nhật ký là một thể loại rất phổ biến và phức tạp.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiếp cận, giải quyết vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp:

- Phương pháp ký hiệu học văn hóa;

- Phương pháp tiếp cận hệ thống;

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học;

- Phương pháp lịch sử;

- Phương pháp tiếp cận liên ngành.

1.5 Đóng góp của luận án

Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu nhật ký một cách hệ thống và tương đối toàn diện từ lý thuyết thể loại. Những kết luận của chúng tôi góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng thể loại nhật ký, tạo tiền đề, cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, phê bình, sáng tạo và tiếp nhận thể loại độc đáo nhưng lâu nay vẫn bị “lãng quên” này.

Luận án nghiên cứu một cách hệ thống những biểu hiện nghệ thuật đa dạng, thống nhất và giá trị của nhật ký chiến trường 1945 – 1975. Việc chỉ ra giá trị đối tượng này là cơ sở để góp phần tiếp tục đánh giá sâu sắc, toàn diện bức tranh văn học Việt Nam qua ba mươi năm chiến tranh.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu thể loại nhật ký

Về thể loại văn học và vấn đề xác lập đặc trưng thể loại nhật ký

2.2 Chiến lược giao tiếp của thể loại nhật ký

Chiến lược thông tin của nhật ký

Nhật ký mã hóa cái cá nhân riêng tư

2.3 Cấu trúc văn bản của thể loại nhật ký

Tọa độ của sự ghi và vấn đề cấu trúc văn bản nhật ký

Tính biên niên và tính phiến đoạn của nhật ký

Tính liên văn bản của nhật ký

Tính phi chuẩn mực trong kết cấu nhật ký

2.4 Nhật ký chiến trường ở Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 nhìn từ đặc trưng thể loại

Nhật ký chiến trường nhìn từ không gian văn hoá đương đại

Diện mạo cuộc chiến trong nhật ký chiến trường

Cấu trúc cái tôi cá nhân trong nhật ký chiến trường

Cấu trúc văn bản của nhật ký chiến trường giai đoạn 1945-1975

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu luận án đã chứng minh, phù hợp với bối cảnh lịch sử, văn hóa đặc biệt của giai đoạn ba mươi năm chiến tranh, nhật ký có bước phát triển bùng nổ cả về số lượng, phẩm chất thể loại. Khi những diễn ngôn trung tâm của thời kỳ chiến tranh nhằm mục đích tối thượng là giành thắng lợi, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, sự sàng lọc trở nên khắt khe với âm hưởng sử thi bao trùm, tất cả dành cho cộng đồng, những tiếng nói cá nhân về sự gian khổ, hi sinh, mất mát không có cơ hội xuất hiện. Chính trong bối cảnh ấy, nhật ký chiến tranh chính là tiếng nói độc đáo, lưu giữ những mạch ngầm tâm hồn của những con người cá nhân trong cuộc chiến tranh hào hùng nhưng cũng đầy gian khổ, mất mát, thương đau. Thành hình trong bối cảnh ấy, nhật ký chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 mang đầy đủ “ký ức thể loại” nhật ký. Tuy nhiên, do hoàn cảnh bất thường của thời chiến, thực thể này mang những đặc trưng riêng về nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện. Đối diện với sự khắc nghiệt, gian khổ của chiến tranh, là những trang viết riêng tư, thầm kín, nhưng nhật ký lưu giữ đời sống tinh thần và lý tưởng của cả một thế hệ thanh niên thời kỳ đó, luôn hướng đến những vấn đề lớn lao của dân tộc, của đất nước. Tác giả nhật ký chiến tranh, về cơ bản, là những trí thức tài hoa ra trận, mang trong mình ước mơ, hoài bão và sự tự ý thức rõ nét về sự dấn thân của mình. Những tâm hồn phong phú và đầy khát vọng như thế đã băng mình vào cuộc chiến cam go, để lại trong nhật ký chiến tranh những góc nhìn đa dạng về cuộc chiến với những trang ghi chép chân thực.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

............

4.2 Tiếng Anh

............ 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Ngữ văn trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM