Luận án TS: Văn hóa chính trị của công an nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Luận án Văn hóa chính trị của công an nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn hóa chính trị và văn hóa chính trị của Công an nhân dân; làm rõ thực trạng văn hóa chính trị của Công an nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay; đề xuất, kiến nghị các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng văn hóa chính trị của Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luận án TS: Văn hóa chính trị của công an nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa chính trị và thực trạng văn hóa chính trị của Công an nhân dân, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng, phát triển văn hóa chính trị của Công an nhân dân Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa chính trị của Công an nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu

  • Về thời gian: Từ khi Đảng ta có chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền (1991), chủ yếu tập trung từ 10 năm trở lại đây.
  • Về nội dung và không gian: Văn hóa chính trị của Công an nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp này cho phép tác giả luận án nhìn nhận văn hóa chính trị Công an nhân dân như một chỉnh thể, một hệ thống, toàn diện, đầy đủ với các yếu tố, bộ phận cấu thành và giữa các bộ phận đó có mối quan hệ với nhau; Phương pháp tọa đàm; phương pháp chuyên gia, tác giả luận án đã mời các chuyên gia, nhà khoa học đến tham dự tọa đàm về chủ đề “văn hóa chính trị Công an nhân dân trong tình hình hiện nay” tại văn phòng khoa Xây dựng Đảng và CQNN, Học viện Chính trị Công an nhân dân; phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với một số sỹ quan cao cấp; Phương pháp khảo sát thực tế tại Học viện Chính trị Công an nhân dân; Phương pháp lôgích, lịch sử; phân tích, tổng hợp; tổng kết thực tiễn; Phương pháp thống kê, so sánh phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể của luận án.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các tài liệu, công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về văn hóa và văn hóa chính trị 

  • Các nghiên cứu liên quan đến văn hóa
  • Các nghiên cứu liên quan đến văn hoá chính trị
  • Các nghiên cứu liên quan đến văn hoá chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân

Những vấn đề luận án cần nghiên cứu, làm rõ

2.2 Những vấn đề lí luận

Quan niệm, khái niệm văn hóa chính trị

  • Một số quan niệm về văn hóa chính trị
  • Khái niệm văn hoá chính trị

Xây dựng văn hóa chính trị của Công an nhân dân trong điều kiện nhà nước pháp quyền 

  • Khái quát về Nhà nước pháp quyền Việt Nam và sự hình thành, phát triển văn hóa chính trị trong nhà nước pháp quyền
  • Vai trò của Công an nhân dân trong nhà nước pháp quyền

Cách tiếp cận, khái niệm, cơ sở hình thành văn hóa chính trị của Công an nhân dân

  • Cách tiếp cận, khái niệm văn hóa chính trị của Công an nhân dân
  • Cơ sở hình thành văn hóa chính trị của Công an nhân dân

Giá trị cốt lõi, chuẩn mực, cấu trúc và bộ quy tắc ứng xử văn hóa chính trị Công an nhân dân

  • Giá trị cốt lõi văn hóa chính trị của Công an nhân dân
  • Chuẩn mực của văn hóa chính trị Công an nhân dân
  • Cấu trúc của văn hóa chính trị Công an nhân dân
  • Quy tắc ứng xử văn hóa chính trị Công an nhân dân

2.3 Thực trạng, nguyên nhân hạn chế

Thực trạng văn hóa chính trị Công an nhân dân

  • Về giá trị và giá trị cốt lõi văn hóa chính trị Công an nhân dân
  • Về chuẩn mực văn hóa chính trị Công an nhân dân
  • Về cấu trúc văn hóa chính trị Công an nhân dân
  • Về bộ quy tắc ứng xử văn hóa chính trị của Công an nhân dân

Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với quá trình xây dựng văn hóa chính trị Công an nhân dân trong nhà nước pháp quyền

  • Nguyên nhân hạn chế của quá trình xây dựng văn hóa chính trị Công an nhân dân trong nhà nước pháp quyền
  • Những vấn đề đặt ra đối với quá trình xây dựng văn hoá chính trị Công an nhân dân trong nhà nước pháp quyền

2.4 Quan điểm và giải pháp

Dự báo các yếu tố tác động đến văn hóa chính trị Công an nhân dân trong thời gian tới

  • Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế tác động đến văn hoá chính trị
  • Tác động từ nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền
  • Tác động từ những nhân tố an ninh trật tự, bảo vệ Tổ quốc tới xây dựng văn hóa chính trị Công an nhân dân

Quan điểm cơ bản về xây dựng văn hóa chính trị của Công an nhân dân hiện nay 

  • Nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò của văn hóa chính trị trong sự nghiệp xây dựng lực lượng Công an nhân dân, góp phần bảo vệ Tổ quốc
  • Xây dựng, phát triển văn hoá chính trị Công an nhân dân phải là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên
  • Xây dựng văn hóa chính trị Công an nhân dân phải theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền
  • Đặt văn hoá chính trị Công an nhân dân là một bộ phận văn hóa chính trị nói chung, gắn liền với xây dựng, nâng cao văn hóa chính trị trong Đảng, văn hóa, đạo đức công vụ

Giải pháp chủ yếu để xây dựng văn hóa chính trị của Công an nhân dân

  • Nhóm giải pháp về nhận thức, lý luận và tuyên truyền giáo dục
  • Nhóm giải pháp về tổ chức, thực hành văn hóa chính trị
  • Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

3. Kết luận

Văn hoá chính trị của Công an nhân dân là một bộ phận văn hóa chính trị dân tộc Việt Nam, được kết tinh từ những giá trị và giá trị cốt lõi mà người cán bộ, chiến sỹ công an theo đuổi, phụng sự, hình thành trong một thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, nhằm tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, giữ gìn an ninh quốc gia, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Văn hoá chính trị Công an nhân dân được hình thành, phát triển, hoàn thiện trong quá trình cách mạng, là một bộ phận quan trọng của văn hoá công vụ, văn hóa xã hội, là sản phẩm của sự tích hợp, kế thừa, phát triển văn hoá chính trị của dân tộc Việt Nam. Hơn 70 năm qua, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng của mình, văn hoá chính trị Công an nhân dân được xây dựng trên cơ sở các giá trị, truyền thống văn hoá và văn hoá chính trị dân tộc, tạo nên giá trị cốt lõi, chuẩn mực, cấu trúc và bộ quy tắc ứng xử trong văn hoá chính trị Công an nhân dân.

4. Tài liệu tham khảo

Lưu Văn An, Dương Xuân Ngọc (2011), Hỏi và đáp những vấn đề cơ bản của chính trị học, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

Lê Hồng Anh (1998), “Sáu điều Bác dạy - di sản tinh thần vô giá để xây dựng lực lượng Công an trong sạch vững mạnh”, Tạp chí Công an nhân dân (3), tr.3 - 8.

Ban tư tưởng văn hóa trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Hoàng Chí Bảo (2005), “Đạo đức Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (5), tr.9 - 14....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Chính trị học trên ---

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM