Luận án TS: Nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ việc sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Luận án Nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ việc sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ sử dụng hợp lý TNTN cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở phân tích và đánh giá cảnh quan sinh thái.

Luận án TS: Nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ việc sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và đồng bằng ven biển Trung Bộ; có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua; cảng nước sâu và khu kinh tế Nghi Sơn là những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT-XH của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. Không chỉ có vị trí địa lý quan trọng, ven biển Thanh Hóa còn có điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng cả nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên các hoạt động phát triển kinh tế của vùng còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, sản xuất mang tính tự phát nên việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực còn thấp, đặc biệt trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và du lịch. Ttrong những năm gần đây, sự phát triển của các dự án kinh tế với việc quy hoạch khu đô thị và xây dựng các khu công nghiệp đã tác động không nhỏ đến TNTN và môi trường tự nhiên ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Do đó, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên (ĐKTN) phục vụ phát triển KT-XH được xem là yêu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay với mục đích phát triển kinh tế gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên (SDHLTN) và BVMT hướng tới phát triển bền vững.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận của cảnh quan học, sinh thái cảnh quan, đánh giá cảnh quan và nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp luận sử dụng hợp lý TNTN, BVMT các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố thành tạo cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái tỷ lệ 1:50.000 và phân tích đặc điểm, chức năng và động cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:

- Nghiên cứu sự thành tạo và phân hóa của cảnh quan với việc thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1:50.000.

- Đánh giá cảnh quan sinh thái phục vụ phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và phương pháp nghiên cứu về cảnh quan, cảnh quan sinh thái, đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý TNTN và BVMT một lãnh thổ cụ thể, đặc biệt ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học góp phần định hướng sử dụng hợp lý TNTN cho phát triển nông, lâm nghệp và du lịch ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

1.5 Đóng góp của luận án

- Làm rõ được đặc điểm thành tạo, phân hóa của cảnh quan sinh thái đồng bằng ven biển Thanh Hóa, trong đó quá trình thành tạo do sông – biển và động lực nhân sinh đóng vai trò chủ đạo.

- Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch trên cơ sở xây dựng bộ chỉ tiêu và đánh giá mức độ thuận lợi của CQ sinh thái; đề xuất định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ

Tổng quan về nghiên cứu cảnh quan

Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan và cản quan sinh thái

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

2.2 Các yếu tố thành tạo cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố kinh tế - xã hội

2.3 Đặc điểm cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Hệ thống phân loại cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Đặc điểm các đơn vị cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

2.4 Đánh giá cảnh quan sinh thái và đề xuất hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Đánh giá cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch

Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

3. Kết luận

Các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa có diện tích không lớn, kéo dài 102 km theo hướng bờ biển, các yếu tố thành tạo cảnh quan không quá phức tạp. Đồng bằng ven biển Thanh Hóa là đồng bằng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ phía bắc và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp xen các cồn, bãi cát ở phía nam. Quá trình hình thành địa hình đồng bằng châu thổ và đồng bằng mài mòn tích tụ nguồn gốc sông biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thành tạo các đơn vị cảnh quan sinh thái ở cấp cao (Lớp và phụ lớp cảnh quan); các yếu tố hiện trạng sử dụng đất, thảm thực vật có vai trò quyết định để hình thành các đơn vị cảnh quan cấp thấp (Loại cảnh quan sinh thái).

Trên cơ sở phân tích tổng hợp các nhân tố thành tạo cảnh quan, tác giả đã xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỷ lệ 1: 50.000 với 6 cấp phân vị gồm 1 hệ, 1 phụ hệ, 1 kiểu, 3 lớp, 5 phụ lớp, 90 loại cảnh quan sinh thái và 3 cấp phân vùng gồm 1 miền, 1 vùng và 3 tiểu vùng cảnh quan; trong đó lớp cảnh quan đồng bằng có 49 loại chiếm trên 50% diện tích tự nhiên toàn vùng, lớp cảnh quan đồi có 34 loại, lớp cảnh quan núi thấp có 6 loại. Trong đó cấp loại cảnh quan là đơn vị cơ sở để đánh giá và đề xuất định hướng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Lại Huy Anh và nnk (1990), Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên vùng ven biển Nghĩa Hưng. Viện Khoa học Việt Nam, Trung tâm Địa lý Tài nguyên, Hà Nội.

Phạm Quang Anh (1996), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam (Lấy một số địa phương ở Đắc Lắc, Thanh Hóa, Ninh Bình làm ví dụ), Luận án PTS Địa lý – Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Lại Vĩnh Cẩm (2010), Phương pháp đánh giá cảnh quan bằng thang điểm tổng hợp, Tập bài giảng cho nghiên cứu sinh, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa lý, Hà Nội.

Nguyễn Đăng Độ (2012), “Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học, ĐH Huế, tập 74B,số 5, 25 – 37, Huế.

Phạm Thế Vĩnh (2004), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Viện Địa lý, Viện hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

Bastian O and Roder M (1998), Assessment of landcape change by land evaluation of past and present situation, Landscape and Urban Planning 41 (1998), 171-182

Burghard C.Meyer, 2008. Functions, assessments and optimisation of linear landscape elements. Dortmund University of Technology, Faculty of Spatial Planning, Chair Landscape Ecology and Landscape Planning.

De Groot, RS (1992), Functions of Nature: Environmental evaluation of nature in planning, management and Decision-making, Wolters Noordhoff BV, Groningen, the Neth(345 pp). (345 pp)

Forman R.T.T and M. Gordon (1986), Landscape Ecology, John Wiley and sons Incs, New York.

Turner M.G, R.H.Gardner and R.V. O’Neill (2001), Landscape ecology in Theory and Practices, Springer-Verlag, New York, NY, USA.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Địa lí trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM