Luận án TS: Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực

Luận án Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của SV chuyên ngành quản trị nhân lực; khảo sát thực trạng biểu hiện định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của SV chuyên ngành quản trị nhân lực; Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của SV; đề xuất một số biện pháp tâm lý – sư phạm và thực nghiệm văn hóa công nghiệp của SV chuyên ngành quản trị nhân lực.

Luận án TS: Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về định hướng giá trị văn hóa công nghiệp, làm rõ các chuẩn mực, bản chất, đặc điểm, cấu trúc, biểu hiện và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của SV chuyên ngành quản trị nhân lực. Đề xuất biện pháp tâm lý sư phạm và tiến hành thực nghiệm nhằm giúp SV chuyên ngành quản trị nhân lực có biểu hiện định hướng giá trị văn hóa công nghiệp phù hợp trong thời kỳ mới.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Định hướng giá trị của SV chuyên ngành quản trị nhân lực rất phong phú và thể hiện qua nhiều nội dung khác nhau, do đặc điểm lứa tuổi của SV và đặc trưng của chuyên ngành quản trị nhân lực, ngoài những giá trị chung, cốt lõi của con người, các giá trị văn hóa công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt với sự phát triển nghề nghiệp của SV. Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chuẩn mực và mức độ biểu hiện định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của SV chuyên ngành quản trị nhân lực.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

  • Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện của định hướng giá trị văn hóa công nghiệp.
  • Giới hạn về khách thể: Luận án tiến hành khảo sát SV và GV chuyên ngành quản trị nhân lực
  • Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Luận án tiến hành trên ba trường Đại học là các trường: Đại học là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Lao động Xã hội, Đại học Thương mại.
  • Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 10 năm 2019

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tác giả tiến hành hồi cứu các tư liệu, tài liệu giá trị văn hóa, văn hóa công nghiệp và các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xây dựng cơ sở lý luận của định hướng giá trị văn hóa công nghiệp, khái niệm công cụ và khung lý thuyết của luận án.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của SV chuyên ngành quản trị nhân lực nhằm tìm hiểu thực trạng mức độ hiểu biểu hiện định hướng giá trị văn hóa công nghiệp, yếu tố tác động định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của SV chuyên ngành quản trị nhân lực. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Tổng quan nghiên cứu vấn đề 

  • Những nghiên cứu về văn hóa và giá trị văn hóa
  • Những nghiên cứu về định hướng giá trị và định hướng giá trị văn hóa công nghiệp

Các khái niệm công cụ 

  • Giá trị văn hóa công nghiệp
  • Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp

Văn hóa và giá trị văn hóa 

  • Cấu trúc của văn hóa
  • Phân loại các giá trị văn hóa 
  • Bản chất của giá trị văn hóa
  • Cấu trúc giá trị văn hóa công nghiệp

Giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực

  • Đặc điểm ngành nghề đào tạo cho sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực
  • Đặc điểm tâm lý - xã hội của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực
  • Yêu cầu giá trị văn hóa công nghiệp trong cấu trúc năng lực nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực trong bối cảnh hiện nay
  • Đặc điểm, biểu hiện, thang đánh giá về biểu hiện định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực

Bản chất tâm lý của quá trình định hƣớng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực 

  • Bản chất tâm lý của định hướng giá trị văn hóa công nghiệp
  • Quá trình định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực

Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên ngành quản trị nhân lực 

  • Các yếu tố chủ quan
  • Những yếu tố khách quan

2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 

  • Địa bàn nghiên cứu 
  • Khách thể nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu

  • Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận
  • Giai đoạn 2: Khảo sát và đánh giá thực trạng
  • Giai đoạn 3: Đề xuất các biện pháp tác động sư phạm và tổ chức thực nghiệm

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 

  • Nghiên cứu lý luận
  • Nghiên cứu thực tiễn
  • Phương pháp xử lý số liệu

2.3 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực trạng 

  • Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực
  • Mối quan hệ giữa ba chỉ số nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên về định hướng giá trị văn hóa công nghiệp

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực

Một số các biện pháp định hướng giá trị văn hóa công nghiệp cho sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực 

  • Nguyên tắc đề xuất các biện pháp tác động sư phạm
  • Các biện pháp tác động sư phạm
  • Nội dung và cách tiến hành các biện pháp tác động sư phạm
  • Kết quả các biện pháp

Kết quả thực nghiệm tác động 

  • Tổ chức thực nghiệm 
  • Kết quả thực nghiệm

Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực qua phân tích một số chân dung tâm lý đại diện

  • Trường hợp thứ nhất: Sinh viên Trần Thị T: (k57)
  • Trường hợp thứ hai: Sinh viên Nguyễn Huy H (k57)

3. Kết luận 

Kết quả thực nghiệm đã cho thấy, các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của SV đã có điểm trung bình tăng lên sau khi tiến hành một loạt các biện pháp tác động thực nghiệm trong thời gian 1 năm. Tuy nhiên, nhận thức của SV về tư duy công nghiệp còn có phần hạn chế nên kết quả sau thực nghiệm điểm trung bình giảm so với kết quả tự đánh giá lần đầu. Vẫn còn SV nhận thức chưa đầy đủ về tư duy công nghiệp, sau khi thực hiện các biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa công nghiệp và đo kết quả đầu ra của SV thì điểm trung bình thấp hơn lần đầu. Kết quả này là do tự nhận thức của SV sau thực nghiệm đã đầy đủ, chính xác hơn và đồng thời cũng thể hiện SV có sự nhận thức đúng đắn hơn. Kết quả này cho thấy, hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp tâm lý sư phạm tác động để nâng cao định hướng giá trị văn hóa công nghiệp không chỉ của SV chuyên ngành quản trị nhân lực mà còn có thể tiến hành trên một số chuyên ngành khác.

4. Tài liệu tham khảo

Ban chấp hành Trung Ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bộ lao động thương binh và xã hội phối hợp với Hội dạy nghề Việt Nam và cơ quan Hợp tác Tây Ban Nha (Caecid), 2010, Hội thảo: Tăng cường văn hóa nghề thúc đẩy việc làm bền vững, TP Hồ Chí Minh

Nguyễn Duy Bắc (chủ biên - 2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.

Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt (2014), Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM