Luận án TS: Chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam

Luận án Chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam phân tích được các đặc điểm (thuộc tính) cơ bản của tài liệu lưu trữ nhân dân trên cơ sở kế thừa lý thuyết của những nghiên cứu trước và phân tích thực tiễn tại Việt Nam; cung cấp khung chính sách bao gồm tinh thần, ý nghĩa bao quát của chính sách, mục tiêu chung và giải pháp chính cho quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam để các nhà quản lý cân nhắc áp dụng tùy theo tình hình cụ thể và ý chí chủ quan của nhà hoạch định chính sách.

Luận án TS: Chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ khái niệm và thuộc tính của tài liệu lưu trữ nhân dân, nội dung của chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân;

Khẳng định được sự cần thiết của chính sách và xác định được vấn đề cần giải quyết trong chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân;

Phân tích để xây dựng cấu trúc chính sách cơ bản về quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

  • Chính sách và pháp luật hiện hành về tài liệu lưu trữ nhân dân
  • Hiện trạng lưu giữ tài liệu trong nhân dân
  • Mối quan tâm và lợi ích của những đối tượng chính sách khác nhau

Phạm vi nghiên cứu:

  • Thời gian tiến hành khảo sát: Khảo sát một số trường hợp từ năm 2013 đến 2016; trao đổi với cán bộ lưu trữ, cán bộ quản lý lưu trữ và điều tra xã hội học với chủ sở hữu vào cuối năm 2015 và năm 2016
  • Phạm vi đối tượng khảo sát: Tài liệu và việc lưu trữ tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ đang được một số cơ quan lưu trữ nhà nước ở trung ương, địa phương và các cá nhân lưu giữ

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Điều tra xã hội học và trao đổi cá nhân: điều tra xã hội học thực hiện với 500 phiếu khảo sát (thu về hơn 330 phiếu) cho công dân từ 22 tuổi trở lên đang học tập, sống và làm việc tại Hà Nội; điều tra xã hội học 50 phiếu (thu về hơn 40 phiếu) cho cán bộ lưu trữ, cán bộ quản lý lưu trữ tại Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước, một số Chi cục Văn thư - Lưu trữ các tỉnh miền Bắc và miền Trung; trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam và một số cá nhân khác.

Tổng hợp văn bản hiện hành: tóm tắt một số nội dung chính của các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý - điều hành liên quan tới đối tượng nghiên cứu; so sánh, phân tích nội dung văn bản;

So sánh: giữa quy định của Nhà nước với thực tiễn, giữa ý kiến của nhân dân với cán bộ lưu trữ và cán bộ quản lý, giữa những quy định với nhau,... để tìm ra quan điểm thống nhất và chưa thống nhất.

Nghiên cứu trường hợp với việc lưu giữ tài liệu của gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái, của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam và các dòng họ tại tỉnh Thừa thiên - Huế.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu

Chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân trong các nghiên cứu lưu trữ học Việt Nam và thế giới

  • Khái niệm tài liệu lưu trữ nhân dân trong các nghiên cứu lưu trữ học
  • Giá trị của tài liệu lưu trữ nhân dân trong các nghiên cứu lưu trữ học
  • Quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân trong các nghiên cứu lưu trữ học

Chính sách công trong các nghiên cứu về hành chính công, quản lý công, quản trị công và quản lý nhà nước

  • Sự thay đổi cách tiếp cận trong nghiên cứu xây dựng chính sách công
  • Chính sách công trong nghiên cứu về quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Khái niệm “chính sách công”

2.2 Cơ sở lí luận

Khái niệm tài liệu lưu trữ nhân dân 

  • Định nghĩa
  • Các thuộc tính của tài liệu lưu trữ nhân dân
  • Giá trị của tài liệu lưu trữ nhân dân

Chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân 

  • Chủ thể và đối tượng tác động của chính sách
  • Khái niệm và đặc điểm chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân
  • Sự cần thiết phải sử dụng chính sách công để quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân
  • Quy trình hoạch định chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân

2.3 Cơ sở pháp lí và thực tiễn

Chính sách và pháp luật hiện hành về tài liệu lưu trữ nhân dân

  • Quan điểm và biện pháp quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam
  • Pháp luật hiện hành về tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam
  • Luật pháp của một số quốc gia khác về quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân

Ý kiến của công dân và nhà quản lý về quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân

  • Ý kiến của nhà quản lý
  • Ý kiến của công dân

Quản lý tài liệu lưu trữ trong nhân dân và các cơ quan khác

  • Một số trường hợp của khu vực tư
  • Lưu giữ tài liệu tại các thư viện và bảo tàng công và tư
  • Lưu trữ tài liệu của các tổ chức tôn giáo và của đồng bào dân tộc thiểu số

2.4 Cấu trúc chính sách

Môi trường chính sách

  • Định hướng phát triển của Việt Nam về lĩnh vực văn hóa, giáo dục
  • Định hướng phát triển ngành lưu trữ

Paradigm của chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam

Phương án chính sách thứ nhất: Lưu trữ Nhà nước và Lưu trữ cộng đồng

  • Mục tiêu của chính sách
  • Dự thảo giải pháp
  • Dự kiến tác động của chính sách

Phương án chính sách thứ hai: Lưu trữ cộng đồng và điều phối Nhà nước 

  • Mục tiêu chính sách
  • Dự thảo giải pháp
  • Dự kiến tác động chính sách

3. Kết luận 

Đối mặt với hàng loạt những thách thức, các cơ quan lưu trữ có hai lựa chọn để xây dựng và thực thi chính sách. Họ, hoặc là phải thay đổi toàn bộ cục diện, từ luật pháp tới hoạt động, từ hệ thống tổ chức đến từng cá nhân làm lưu trữ để tạo nền tảng vượt qua thách thức; hoặc phải chấp nhận cạnh tranh và tự thu mình lại trong những nhiệm vụ vốn có với tài liệu lưu trữ nhà nước, đồng thời tham gia góp phần tuyên truyền, hỗ trợ các cơ quan khác tiến hành sưu tầm, quản lý và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ nhân dân. Dù lựa chọn phương án nào, những giải pháp nêu ra đều hướng tới mục tiêu thống nhất của ngành lưu trữ trong mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa dân tộc nói chung, phục vụ nhu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với hàng loạt khó khăn về kinh tế - xã hội.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Diệu Cơ, Đinh Ngọc Vượng, Nguyễn Quốc Việt (1987), Quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa (lược dịch từ tiếng Nga), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Lê Văn Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ, NXB Thống Kê, Hà Nội.

Phan Đại Doãn (2005), “Làng Việt Nam - cộng đồng đa chức năng và liên kết chặt chẽ.” Trong Làng Việt Nam: Đa nguyên và chặt, của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Lịch sử, 8-25, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Lưu trữ học trên ---

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM