Luận án TS: Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam

Luận án Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam (2001 – 2018) được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ quá trình vận động, phát triển của mối quan hệ song phương LB Nga – Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2018 trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, du lịch.

Luận án TS: Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Quan hệ LB Nga – Việt Nam mang những nét đặc thù so với các cặp quan hệ khác. Đó là mối quan hệ từ đồng minh chiến lược cùng hệ tư tưởng XHCN trong thời kỳ Chiến tranh lạnh chuyển sang mối quan hệ hợp tác bình đẳng trên cơ sở cùng có lợi của hai quốc gia theo thể chế chính trị khác nhau. Sự thay đổi tính chất của mối quan hệ hai nước LB Nga – Việt Nam là phù hợp với xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Đồng thời, quan hệ LB Nga – Việt Nam còn là một minh chứng về sự phát triển của quan hệ song phương giữa một nước lớn với một nước nhỏ trên cơ sở bình đẳng trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích những nhân tố tác động tới quan hệ LB Nga – Việt Nam (2001 – 2018), bao gồm những nhân tố nền tảng vốn có trong quan hệ hai nước cũng như những nhân tố mới nảy sinh trong bối cảnh mới.

Hệ thống hóa quá trình vận động của mối quan hệ LB Nga – Việt Nam trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, du lịch từ năm 2001 đến năm 2018.'

Trên cơ sở đánh giá thành tựu và hạn chế, luận án chỉ ra nguyên nhân của 4 thành tựu và hạn chế, rút ra đặc điểm và phân tích tác động của mối quan hệ hai nước giai đoạn 2001 – 2018 đối với sự phát triển của mỗi bên.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ hai nước LB Nga - Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2018.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về phạm vi không gian: Trong khuôn khổ luận án, đề tài đề cập đến quan hệ LB Nga - Việt Nam, quan hệ chính thức giữa hai chính quyền nhà nước, hai chính phủ.

- Về phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ LB Nga – Việt Nam trong gần hai thập niên đầu của thế kỷ XXI (2001 - 2018).

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic nhằm tái hiện một cách khách quan và khoa học bức tranh toàn cảnh về quan hệ LB Nga – Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2018. Với phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic, luận án sử dụng để phân tích lý giải các hiện tượng, sự kiện, các nhân tố chi phối sự vận động của quan hệ hai nước, làm rõ tiến triển của mối quan hệ hai nước với những thay đổi về tính chất, quy mô và chất lượng quan hệ.

1.5 Đóng góp của luận án

- Làm rõ những nhân tố chi phối sự vận động quan hệ LB Nga – Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2018;

- Phân tích bức tranh toàn diện về thực trạng quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, du lịch qua hai giai đoạn 2001 – 2012 và 2012 – 2018;

- Làm rõ thành tựu, hạn chế, rút ra đặc điểm quan hệ LB Nga – Việt Nam (2001 – 2018), tác động của mối quan hệ song phương này đối với sự phát triển của hai nước;

- Luận án bổ sung vào nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử thế giới, Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại nói chung, quan hệ LB Nga – Việt Nam nói riêng.  

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu của học giả trong nước

Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài

Một số nhận xét và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

2.2 Những nhân tố tác động đến quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam (2001 – 2018) 

Nhân tố quốc tế và khu vực hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Tình hình Liên bang Nga và chính sách đối với Việt Nam

Tình hình Việt Nam và chính sách đối với Liên bang Nga

Quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam trƣớc năm 2001

2.3 Quá trình phát triển của quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam (2001 – 2018)

Quan hệ đối tác chiến lược Liên bang Nga – Việt Nam (2001 – 2012)

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Liên bang Nga – Việt Nam (2012 – 2018)

2.4 Một số nhận xét về quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam (2001-2018)

Thành tựu và hạn chế trong quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam (2001 – 2018)

Đặc điểm của quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam (2001 – 2018)

Tác động của quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam (2001 – 2018)

3. Kết luận

Sự vận động của quan hệ LB Nga – Việt Nam (2001 – 2018) là một quá trình tiệm tiến theo xu hướng đi lên, không có xung đột, mâu thuẫn, hướng tới tìm kiếm hình thức hợp tác thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của mỗi bên trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Được thiết lập vào ngày 02/03/2001, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện LB Nga – Việt Nam phát triển qua hai nấc thang: thời kỳ thiết lập, vận động tìm kiếm và nhận thức đối tác chiến lược (2001 – 2012) và thời kỳ phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (2012 – đến nay) trên cơ sở hai bên ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược (02/03/2001) và Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện LB Nga – Việt Nam (27/7/2012). Thực tế quan hệ LB Nga – Việt Nam trong vòng gần 20 năm qua cho thấy, hai bên không ngừng nỗ lực tìm biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn. Hàng loạt hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận được ký kết tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho hai nước xúc tiến mạnh mẽ quan hệ hợp tác cùng có lợi. Lòng tin và sự tin cậy được củng cố và phát huy trong bối cảnh tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan vừa có yếu tố tích cực, vừa có yếu tố tiêu cực tạo ra cơ hội và thách thức cho quan hệ hai nước.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Ngô Phương Anh (2015), “Thực trạng quan hệ Việt – Nga trên các diễn đàn khu vực và quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số (11), tr.70 – 79.

Vũ Thị Hồng Chuyên (2018) “Chính sách của Việt Nam đối với Liên bang Nga (1991 – 2017) – Một số đặc điểm chủ yếu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số (5 ), tr.65 – 78.

Nguyễn Sinh Cúc (2010), “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga (2001 – 2010)‖, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số (11), tr. 59 – 65.

Lê Văn Cương (2011), “Về vai trò của Việt Nam trong khu vực châu Á – Thái Dương”, trích trong Kỷ yếu Hội thảo Vai trò của Việt Nam châu Á – Thái Bình Dương, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.133 – 144.

Đặng Minh Đức (2015), “Hội thảo Liên bang Nga – Việt Nam: hợp tác song phương và triển vọng hợp tác trong hội nhập khu vực”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số (4), tr.89 - 92.

4.2 Tiếng Anh

Bhavnadave (2016), “Russia’s Asia pivot: Engaging the Russian far East, China and Southeast Asia”, RSIS Working Paper, pp. 1 - 22.

Pavel K Baev (2015), “Can Russia keep its special ties with Vietnam while moving closer and closer to China”, International Area Studies Review, Vol. 18(3), pp. 312 – 325.

Melanie Beresford - Tran Ngoc Angie (2004), Reaching for the Dream. Challenges for Sustainable Development in Vietnam, Singapore: ISEAS.

Colonel William Jordan, Lewis M. Stern, and Walter Lohman, 2012, “U.S – Vietnam Defense Relations: Investing in Strategic Alignment”, No.2707/July 18, 2012.

G. Gorodetsky (2003), Russia Between East and West: Russian Foreign Policy on the Threshhold of the Twenty-First Century, Frank Cass Publishers, London.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM