Luận án TS: Xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử hiện nay

Luận án Xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử hiện nay hệ thống hoá và bước đầu xây dựng cơ sở lý luận liên quan đến gói tin tức đa phương tiện; phân tích những thể loại chính của gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử; nghiên cứu phương thức sáng tạo và tổ chức thực hiện một số trường hợp điển hình…; khảo sát nội dung nhằm tìm ra thực trạng sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử thông qua ba tờ báo diện khảo sát trong thời gian từ 1/1/2014 – 31/12/2016; đối chiếu, so sánh và đánh giá gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam với các gói tin tức đa phương tiện nước ngoài; phân tích những yếu tố tác động đến việc sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử.

Luận án TS: Xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí thế giới và trong nước, từ đó bước đầu xây dựng khung lý thuyết về gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử; nghiên cứu thực trạng sử dụng gói tin tức trên ba tờ báo diện khảo sát, tìm hiểu các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển, để từ đó nhận diện xu hướng sử dụng gói tin tức trên báo mạng điện tử.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử.

Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu quá trình hình thành, sự biến đổi của xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện để có cái nhìn toàn diện về đối tượng này, từ đó nghiên cứu và khảo sát các gói tin tức đa phương tiện trên 3 tờ báo mạng điện tử là New York Times, The Guardian và VNExpress thời gian từ năm 2014-2016.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu: Lựa chọn nghiên cứu các công trình nghiên cứu, tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan, các trang web của các tờ báo thuộc diện khảo sát, các trang web của các tổ chức nghiên cứu… 

Phương pháp phân tích nội dung truyền thông: Trong khoảng 400 gói tin tức đa phương tiện trên 3 báo điện tử được thống kê, tác giả chọn ra khoảng 160 tác phẩm để nghiên cứu cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp: chọn hai trường hợp nổi bật được các báo quan tâm và đầu tư sản xuất sản phẩm đa phương tiện là Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và Olympic Rio 2016 để đi sâu phân tích và so sánh nội dung và hình thức gói tin tức đa phương tiện giữa các tòa soạn.

Phương pháp phỏng vấn: nghiên cứu nhận thức, thực trạng và xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện tại một vài tòa soạn, đặc biệt là 3 cơ quan báo chí thuộc diện khảo sát nhằm kiểm chứng, bổ sung những phần lý thuyết khuyết thiếu trong tài liệu; và thực tiễn, kinh nghiệm, cách thức tổ chức thực hiện và phương pháp sáng tạo các gói tin tức.

Phương pháp sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp: sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp của Viện báo chí Mỹ, Viện nghiên cứu Reuter, Viện nghiên cứu báo chí Poyter, Viện nghiên cứu Nieman Lab… về đo lường mức độ quan tâm của công chúng với các sản phẩm báo chí đa phương tiện và các báo cáo đánh giá xu hướng báo chí

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 

  • Xu hướng sử dụng 
  • Gói tin tức
  • Đa phương tiện
  • Báo mạng điện tử
  • Gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử

Thành phần cấu thành gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử

  • Văn bản
  • Ảnh
  • Audio
  • Video
  • Đồ họa (graphic)
  • Các nội dung tương tác

Đặc điểm của gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử

  • Đặc điểm nội dung gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử
  • Đặc điểm hình thức gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử

Phân loại gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử

  • Quan điểm phân loại của GS Paul Grabowicz
  • Cách phân loại của R Hernandez and Rue 
  • Cách phân loại của luận án

Tiêu chí đánh giá chất lượng một gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử

  • Nội dung gói tin tức đa phương tiện được dùng để tường thuật, phản ánh một sự kiện lớn, hoặc để phân tích một vấn đề, chủ đề, nhân vật đặc sắc nào đó
  • Cấu trúc gói tin tức đa dạng, được cá thể hóa cao, là chỉnh thể hoàn chỉnh của các yếu tố ĐPT, với các kĩ thuật chuyển trang (transition) đặc thù

Các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử

  • Quan điểm, tôn chỉ mục đích của tòa soạn
  • Sự đa dạng của các kênh/ nền tảng tòa soạn phát hành thông tin
  • Tương tác giữa người sản xuất sản phẩm với nhu cầu của công chúng
  • Những tác động của tiến bộ công nghệ, đặc biệt là công nghệ số

2.2 Thực trạng

Giới thiệu 3 tờ báo diện khảo sát 

  • New York Times – Thời báo Niu –Oóc (NYTimes.com)
  • The Guardian – Người bảo vệ (Guardian.com)
  • VnExpress – Tin nhanh Việt Nam (Vnexpress.net)

Khảo sát xu hướng sử dụng các gói tin tức đa phương tiện trên ba báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát

  • Tần suất sử dụng gói tin tức của ba tờ báo thuộc diện khảo sát từ 2014 – 2016
  • Nội dung gói tin tức của 3 tờ báo thuộc diện khảo sát

Hình thức gói tin tức đa phương tiện trên 3 tờ báo diện khảo sát

  • Hình thức thể hiện của gói tin tức đa phương tiện trên 3 tờ báo diện khảo sát
  • Nhóm Liên tục
  • Nhóm Toàn diện 
  • Nhóm Nhập vai
  • Nhóm Hỗn hợp

Sử dụng yếu tố đa phương tiện trong các gói tin tức đa phương tiện của ba báo mạng điện tử diện khảo sát

  • Văn bản
  • Ảnh 
  • Audio
  • Video
  • Đồ họa
  • Chương trình tương tác

2.3 Xu hướng sử dụng

Giới thiệu về hai chủ đề nghiên cứu trường hợp 

  • Thế vận hội Olympic Rio 2016
  • Bầu cử tổng thống Mỹ 2016
  • Tương quan về số lượng và tần suất sử dụng gói tin tức đa phương tiện về hai chủ đề khảo sát trên 3 tờ báo diện khảo sát

Thực trạng goi tin tức chủ đề Olympic Rio 2016

  • Về số lượng và tần suất gói tin tức chủ đề Olympic Rio 2016
  • Về nội dung goi tin tức chủ đề Olympic Rio 2016 
  • Kết cấu gói tin tức đa phương tiện được ưu tiên sử dụng

Thực trạng goi tin tức về chủ đề Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 

  • Số lượng và tầm suất sử dụng goi tin tức về Bầu cử tổng thống Mỹ 2016
  • Nội dung các gói tin tức trong sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ
  • Những kết cấu gói tin tức thường sử dụng

2.4 Đánh giá thành công, hạn chế

Thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế của ba tòa soạn trong sử dụng gói tin tức đa phương tiện

  • Thành công và nguyên nhân thành công của ba tòa soạn trong sử dụng gói tin tức đa phương tiện
  • Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của ba tòa soạn trong sử dụng gói tin tức đa phương tiện

Dự báo xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử trong thời gian tới

  • Hình thức đưa tin theo gói tiếp tục là xu hướng được đẩy mạnh với công nghệ ngày một tiên tiến, hỗ trợ tích cực nội dung báo chí
  • Xu hướng tăng cường sản xuất goi tin tức trên điện thoại di động
  • Xu hướng phát triển của các báo nói chung phụ thuộc nhiều vào các thuật toán của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Google
  • Gói tin tức sẽ được sản xuất mang tính cá thể hóa ngày càng cao
  • Những gói tin tức chuyên biệt, cá thể hóa cao đòi hỏi sự sáng tạo và hợp tác chặt chẽ hơn của các khâu trong quy trình sản xuất 
  • Xu hướng sản xuất sản phẩm phục vụ khách hàng trả tiền (paid content) hoặc phối hợp sản xuất với các đối tác dựa trên nguyên tắc cùng có lợi giữa tòa soạn và các tổ chức
  • Xu hướng kể chuyện theo lối tương tác tăng lên

Những khuyến nghị nhằm tăng cường chất lượng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

  • Các nhóm nghiên cứu và phát triển tại tòa soạn cần phát triển các bộ sưu tập kết cấu và công cụ dành cho nhà báo và người đọc có thể tạo gói tin tức hay tái cấu trúc nội dung
  • Thiết lập dữ liệu nội dung lớn hơn để có nguồn tài liệu cho những đề tài lớn
  • Tuyển dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của làm báo đa phương tiện
  • Thay đổi mô thức đào tạo đội ngũ phóng viên
  • Đầu tư thiết bị vào trong việc sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo

3. Kết luận 

Để tăng cường chất lượng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, tác giả luận án khuyến nghị những vấn đề sau: Các nhóm nghiên cứu và phát triển tại tòa soạn cần phát triển các bộ sưu tập kết cấu và công cụ dành cho nhà báo và người đọc có thể tạo gói tin tức hay tái cấu trúc nội dung; Thiết lập dữ liệu nội dung lớn hơn để có nguồn tài liệu cho những đề tài lớn; Tuyển dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của làm báo đa phương tiện; Thay đổi mô thức đào tạo đội ngũ phóng viên; Đầu tư thiết bị vào trong việc sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo Trong nền báo chí thời 4.0, khi robot được lập trình để khai thác dữ liệu lớn (Big Data) để viết ra bài báo chỉ sau 3 phút, thì người ta đặt ra câu hỏi “Liệu nhà báo – con người có sớm bị thay thế?”. Câu trả lời là “Chưa”, bởi thực tế là mặc dù có thể sản xuất tin, bài với tốc độ cao và chính xác, nhưng những bài báo cần có sự phân tích, thể hiện quan điểm, cảm xúc, bình luận, hay các dạng bài ký sự thì robot chưa làm được, vẫn cần đến nhà báo – con người. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ đã ra rằng, trong kỉ nguyên báo chí di động lên ngôi, người đọc vẫn thích đọc dài và sâu, bên cạnh đó, họ cũng muốn tiếp nhận sản phẩm báo chí theo dạng thức mới.

4. Tài liệu tham khảo

Lưu Văn An (Chủ biên) (2008), Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển, NXB Lý luận chính trị

Hoàng Đình Cúc (2007), Những vấn đề báo chí hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.

Nguyễn Văn Dững (2011) Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Quốc gia Hà Nội;

Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học KHXH&NV, Khoa Báo chí – Truyền thông, Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 9, NXB Thông tin và Truyền thông...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Báo chí học trên ---

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM