Luận án TS: Thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học động cơ đốt trong, ô tô cho sinh viên sư phạm kỹ thuật

Luận án tập trung nghiên cứu lý luận về bài toán phân tích kỹ thuật, về thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học động cơ đốt trong và ô tô, thuộc chương trình đào tạo giáo viên ngành Sư phạm kỹ thuật, nhằm phát triển tư duy kỹ thuật cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Luận án TS: Thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học động cơ đốt trong, ô tô cho sinh viên sư phạm kỹ thuật

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Một nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của người giáo viên là giảng giải, phân tích, giải thích cho người học hiểu được những kiến thức mà họ cần lĩnh hội. Theo định hướng dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, người giáo viên cần chuyển công việc đó sang cho người học. Nghĩa là người giáo viên chỉ đóng vai trò là người nêu vấn đề, dẫn dắt, hướng dẫn, gợi ý và trợ giúp người học trong việc tìm hiểu, phân tích, giải thích kiến thức. Trong hoạt động đó, các tình huống có vấn đề, bài toán nhận thức đóng vai trò là công cụ khá hiệu quả. Bài toán kỹ thuật là một loại bài toán nhận thức được sử dụng trong dạy học kỹ thuật. Với những đặc điểm đặc thù, bài toán kỹ thuật giúp người học hiểu được kiến thức một cách sâu sắc, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, phát triển tư duy mà trong đó chủ yếu là tư duy kỹ thuật. Tuy nhiên, việc xây dựng lý luận về bài toán kỹ thuật cũng như việc thiết kế và sử dụng chúng trong dạy học kỹ thuật vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu một cách đầy đủ.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài toán phân tích kỹ thuật, tư duy kỹ thuật và vai trò của bài toán phân tích kỹ thuật trong việc phát triển tư duy kỹ thuật cho người học nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học kỹ thuật.

Nghiên cứu quá trình dạy học các học phần về động cơ đốt trong và ô tô trong chương trình đào tạo giáo viên ngành Sư phạm kỹ thuật.

Nghiên cứu xác lập quy trình thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học về động cơ đốt trong và ô tô.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bài toán kỹ thuật, bài toán phân tích kỹ thuật, tƣ duy kỹ thuật và quá trình dạy học các nội dung về động cơ đốt trong, ôtô.

Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học nội dung về động cơ đốt trong, ô tô trong chương trình đào tạo giáo viên ngành Sư phạm kỹ thuật.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, sơ đồ,… nhằm nghiên cứu các công trình có liên quan về tâm lý học tư duy, về lý luận dạy học, về bài toán kỹ thuật,… để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: điều tra, thực nghiệm sư phạm, phương pháp chuyên gia nhằm khảo sát thực tế, kiểm nghiệm và đánh giá các biện pháp đã đề xuất.

Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu trong khảo sát thực trạng và kiểm nghiệm, đánh giá các biện pháp đã đề xuất.

1.5 Đóng góp của luận án

Xây dựng được hệ thống lý luận về bài toán phân tích kỹ thuật. Trong đó tập trung xây dựng khái niệm, đặc điểm của bài toán phân tích kỹ thuật; quy trình thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học, trong kiểm tra đánh giá. Xây dựng được các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tư duy kỹ thuật của người học.

Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học các nội dung về động cơ đốt trong, ô tô dưới góc độ thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật.

Với những quy trình đã đề xuất, đề tài đã xây dựng được hệ thống bài toán phân tích kỹ thuật và hướng dẫn cách sử dụng chúng trong quá trình dạy học động cơ đốt trong, ô tô và trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập, mức độ phát triển tư duy kỹ thuật của người học.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thiết kế, sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học 

Tổng quan tình hình nghiên cứu về thiết kế và sử dụng bài toán kỹ thuật trong dạy học

Một số khái niệm cơ bản

Thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học

Thực trạng tình hình sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học động cơ đốt trong, ô tô

2.2 Thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học động cơ đốt trong, ô tô

Khả năng thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học động cơ đốt trong, ô tô

Thiết kế bài toán phân tích kỹ thuật dùng trong dạy học động cơ đốt trong, ô tô

Sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học động cơ đốt trong, ô tô

2.3 Kiểm nghiệm và đánh giá

Mục đích, đối tượng và phƣơng pháp kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia

Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm

3. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về BTKT, đề tài đã xây dựng được hệ thống lý luận về bài toán PTKT. Cụ thể là đã xây dựng được khái niệm bài toán PTKT, xác định được cấu trúc và đặc điểm đặc trưng của bài toán PTKT; thiết lập được quy trình thiết kế và sử dụng bài toán PTKT trong dạy học; đề xuất được biện pháp và xác định được tiêu chí đánh giá mức độ phát triển TDKT của người học thông qua sử dụng bài toán PTKT.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy học các nội dung về động cơ đốt trong, ô tô dưới góc độ thiết kế và sử dụng bài toán PTKT. Kết quả khảo sát, đánh giá là cơ sở thực tiễn để triển khai xây dựng và thiết lập quy trình sử dụng bài toán PTKT trong dạy học về động cơ đốt trong, ô tô cho sinh viên sư phạm kỹ thuật.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi (1999), Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp, tập 1 – phần đại cương, NXB Giáo dục , Hà Nội.

Nguyễn Hữu Cẩn (2004), Phanh ô tô – cơ sở khoa học và thành tựu mới, NXB Khoa học &Kỹ thuật Hà Nội.

Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng (2008), Lý thuyết ô tô máy kéo, NXB Khoa học &Kỹ thuật, Hà Nội.

Trần Quốc Cường (2017), Bài toán chẩn đoán kĩ thuật và vận dụng trong dạy học nghề Điện tử dân dụng, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trần Tuấn Hải (2012), Xây dựng và sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ thuật trong dạy học môn “Động cơ ô tô” tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

Hare, Van Court (1967), Systems analysis: a diagnostic approach: [Text book]/. / New york : Harcourt, Brace & Worls, Inc.

George M.Marakas (2006), Systems analysis & design: An active approach, 2nd ed, Boston... : McGraw-Hill/Irwin

Jeffery L. Whitten, Lonnie D. Bentley, Kevin C. Dittman (2004), Systems analysis and design methods. - 6th ed. - Boston,...: McGrawHill, 2004.

Mark Lejk, David Deeks (2002), An introduction to systems analysis techniques, 2nd ed. - Harlow,...: Pearson, 2002.

Ronald K. Hambleton, H. Swaminathan, H. Jane Rogers. Fundamentals of Item Response Theory.SAGE Publication 1991. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM