Luận án TS: Làng Côi Trì từ thành lập đến giữa thế kỷ XIX

Luận án Làng Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình) từ thành lập đến giữa thế kỷ XIX được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ quá trình hình thành, vài nét về tình hình và xu hướng phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa làng Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình) thời kì từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX. 

Luận án TS: Làng Côi Trì từ thành lập đến giữa thế kỷ XIX

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Làng Côi Trì (nay thuộc xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là một làng được thành lập vào cuối thế kỷ XV cùng với sự ra đời của con đê Hồng Đức, với chính sách khẩn hoang theo phép chiếm xạ của nhà nước Lê sơ. Đến thế kỷ XIX, Côi Trì trở thành một làng tiêu biểu ở Ninh Bình với truyền thống học hành, khoa cử. Trong thời hiện đại, Côi Trì còn là một làng tiêu biểu cho truyền thống cách mạng, là một trong hai nơi thành lập chi bộ cộng sản sớm nhất ở Ninh Bình.

Hơn nữa, cho đến nay, phần lớn các công trình nghiên cứu về làng cổ truyền chủ yếu chỉ trình bày về làng ở một thời điểm cụ thể nào đó mà ít có công trình nào chỉ ra chiều hướng phát triển trên các phương diện của làng trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XV đến giữa XIX. Nghiên cứu về Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình) tác giả mong muốn làm rõ hơn về sự hình thành, phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa của Côi Trì từ cuối thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX.

Sau khi hoàn thành, với nguồn tư liệu đa dạng, cụ thể, chân xác, công trình là nguồn tài liệu khá toàn diện và đáng tin cậy giúp cho nhân dân Ninh Bình nói chung, nhân dân Côi Trì nói riêng hiểu thêm một phần về lịch sử quê hương. Công trình còn cung cấp cơ sở khoa học giúp cho việc hoạch định chính sách, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương, đặc biệt là vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng làng. Nghiên cứu về làng Côi Trì từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được một số đặc trưng về kinh tế, xã hội, văn hóa của làng Côi Trì trong so sánh với một số làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ.

- Nghiên cứu, phục dựng lại quá trình khai hoang lập làng Côi Đàm.

- Tìm hiểu, phân tích được một số nét cơ bản về tình hình và xu hướng phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa làng Côi Trì trong giai đoạn từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX.

- Phân tích, so sánh với một số làng khác, cùng thời ở đồng bằng Bắc Bộ để làm rõ một số nét đặc trưng về kinh tế, xã hội, văn hóa của làng Côi Trì.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình hình thành, một số nét về tình hình, xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa làng Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian, không gian nghiên cứu của Luận án được giới hạn là làng Côi Trì giai đoạn từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XIX là xã Côi Trì, tổng Yên Mô, huyện Yên Mô. Ngày nay, làng Côi Trì là thôn Côi Trì, xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

- Về thời gian, luận án nghiên cứu về làng Côi Trì từ khi thành lập (cuối thế kỷ XV) đến giữa thế kỷ XIX.

- Về nội dung, luận án tìm hiểu về quá trình hình thành làng, một số nét về tình hình, xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của làng Côi Trì từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu về sự hình thành, tồn tại và phát triển của làng Côi Trì; điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội, văn hóa; xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của làng Côi Trì trong giai đoạn từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX.

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp logic

- Phương pháp hệ thống - cấu trúc

1.5 Đóng góp của luận án

Thứ nhất, lần đầu tiên, qua luận án, quá trình hình thành làng Côi Trì, một số nét về tình hình, xu hướng phát triển của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa làng Côi Trì từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX được nghiên cứu toàn diện trên cơ sở hệ thống các tài liệu được khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu ở trong và ngoài làng Côi Trì.

Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu về làng Côi Trì, luận án có đóng góp mới trong nghiên cứu về sự phát triển một làng Việt được thành lập sau công cuộc khai hoang theo “phép chiếm xạ” thời Lê sơ. Luận án cũng làm rõ điểm nổi bật về kinh tế, văn hóa, xã hội của làng Côi Trì trong so sánh với làng Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ cùng thời kỳ.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu vấn đề

Tổng quan về nguồn tư liệu

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một vài nhận xét về nguồn tư liệu, tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục làm rõ

2.2 Quá trình hình thành làng Côi Đàm

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Chủ trương khai hoang của nhà nước Lê sơ

Công cuộc khai hoang, lập làng Côi Đàm

2.3 Kinh tế làng Côi Trì

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Hoạt động buôn bán

2.4 Đời sống xã hội, văn hóa làng Côi Trì

Xã hội

Văn hóa

3. Kết luận

Bộ máy quản lý hành chính và bộ máy tự trị ở làng chia sẻ nhau quyền lực nhưng nhiều khi bộ máy tự trị thực sự nắm quyền quản lý làng xã. Cạnh đó người Côi Trì còn bị chi phối của nhiều tổ chức tự trị khác dựa trên các mối quan hệ láng giềng (thôn, xóm), huyết thống (dòng họ), giới tính (giáp), học vấn (Hội tư văn), tuổi tác (Lão hội),....Mỗi tổ chức này đảm nhận những chức năng riêng của nó, góp phần tạo ra mối liên hệ, ràng buộc vững chắc giữa những thành viên trong cộng đồng làng xã và nó còn là cái cầu nối giữa nhà nước và làng xã, nhà nước thông qua đó để với tay gián tiếp quản lý các thành viên trong làng.

Cư dân Côi Trì giai đoạn từ cuối thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX bao gồm các tầng lớp Sĩ, Nông, Công, Thương, được phân chia thành hai bộ phận quan viên và không quan viên. Nét nổi bật ở Côi Trì là tầng lớp Sĩ có số lượng đông đảo (chỉ sau nông dân) và có địa vị cao. Tầng lớp Công, Thương có số lượng ít và thường có quan hệ mật thiết với nông dân. Chiếm số lượng đông đảo nhất ở Côi Trì là nông dân. Đây là bộ phận chủ yếu trong sản xuất và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Giữa các tầng lớp trong xã hội Côi Trì có sự phân biệt, khác nhau về địa vị. Quan hệ xã hội giữa các bộ phận dân cư rất phức tạp. Sự phân biệt ngôi thứ, đẳng cấp vừa mang tính “đóng kín” lại vừa mang tính “mở”. Địa vị xã hội giữa các tầng lớp dân cư rất khác nhau và được quy định khá chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn giữa các tầng lớp này vẫn thường diễn ra sự chuyển đổi. Từ Nông vẫn có thể trở trở thành Công, Thương, thậm chí trở thành Sĩ. Quan hệ xã hội này vừa bị chi phối bởi truyền thống vừa bị chi phối bởi nền kinh tế của làng. Dù quy định về sự phân biệt ngôi thứ khắt khe nhưng tính cộng đồng vẫn là nét nổi bật của cư dân Côi Trì. Đời sống xã hội ở Côi Trì dù sau hơn 4 thế kỷ nhưng vẫn mang dấu ấn độc đáo của một làng được hình thành sau công cuộc khai hoang theo phép chiếm xạ.

4. Tài liệu tham khảo

Đỗ Trọng Am (1999), Sông núi, nhân vật đất Yên Mô. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Lã Đăng Bật (2016), Danh nhân và tiến sĩ thời phong kiến người Ninh Bình, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

Nguyễn Dương Bình (1980), “Xung quanh một số vấn đề làng xã người Việt”, Tạp chí Dân tộc học, (số 4), tr.22-27.

Trần Lâm Bình (2010), “Thơ Ninh Bình ngàn năm trên vách đá (973-1940), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

Phạm Hùng Cường (2009), Làng Việt và những giá trị di sản kiến trúc cảnh quan, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, tháng 5 năm 2009.

Đinh Văn Viễn (2011), “Một số tư liệu Hán Nôm về Làng Côi Trì (Yên Mô – Ninh Bình)”//Thông báo Hán nôm học 2010,Viện nghiên cứu Hán nôm, Nxb Thế giới, HN-2011.

Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng

Phạm Thị Thùy Vinh (2006), “Các nhà khoa bảng và Nho học ở làng xã Việt Nam qua tư liệu văn khắc Hán Nôm”//Nho giáo ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Harvard Yenching (Hoa Kỳ), Nxb KHXH, Hà Nội.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM