Luận án TS: Báo chí với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Luận án Báo chí với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài trong và ngoài nước trên ba phương diện lý luận, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu; hệ thống hóa các khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới đề tài về vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nói riêng và phương thức truyền thông nhằm mục đích thuyết phục công chúng trong các cuộc vận động xã hội nói chung; đề ra khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông vận động xã hội mà báo chí thực hiện cho cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Luận án TS: Báo chí với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là khái quát thực trạng, từ đó đánh giá hiệu quả truyền thông của báo chí trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua phân tích thông điệp được báo chí truyền tải và khả năng tác động lên nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng của những thông điệp đó. Trên cơ sở đó, luận án sẽ khái quát hóa những vấn đề đặt ra từ góc nhìn báo chí học để làm rõ vai trò, hiệu quả cùng những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông của báo chí cũng như đề xuất giải pháp và bài học kinh nghiệm truyền thông cho các cuộc vận động xã hội khác.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng và hiệu quả truyền thông của những thông điệp về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên báo chí theo mục đích của cuộc vận động mà Bộ Chính trị đã đề ra.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Đối với tài liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố trong nước và trên thế giới: nghiên cứu về những nội dung liên quan tới cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 
  • Đối với các kênh báo chí: khảo sát nội dung về cuộc vận động trên cả 4 loại hình báo chí (Báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình)
  • Đối với nghiên cứu bảng hỏi để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông thuyết phục của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", chọn 03 mẫu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu trường hợp với 03 vùng đại diện gồm miền núi, trung du và đồng bằng, mỗi vùng chọn 01 tỉnh.
  • Đối với phỏng vấn sâu: phỏng vấn 4 đối tượng là: Lãnh đạo phụ trách truyền thông của Ban Chỉ đạo cuộc vận động, Lãnh đạo cơ quan báo chí, Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và Nhà báo/ phóng viên

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tìm hiểu và đánh giá số lượng, chất lượng, đặc điểm, tính chất, nguồn tin của các thông điệp chính của cuộc vận động được chuyển tải trên các loại hình báo chí, luận án sử dụng phương pháp phân tích nội dung trong nghiên cứu khoa học xã hội

Phương pháp nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sâu một số đại diện người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà báo, chuyên gia truyền thông, trên cơ sở đó có cái nhìn sâu hơn để thảo luận, đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông cho cuộc vận động

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu thống kê

  • Phương pháp phân tích thống kê mô tả
  • Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)
  • Phân tích tương quan Pearson: sử dụng công cụ kiểm định về mối liên hệ giữa các biến
  • Kiểm định Chi bình phương (Chi - square test)

2. Nội dung

2.1 Tổng quan

Thông điệp của báo chí trong các cuộc vận động xã hội

  • Nghiên cứu trên thế giới
  • Nghiên cứu tại Việt Nam 

Cách đánh giá hiệu quả truyền thông của báo chí trong các cuộc vận động xã hội

  • Nghiên cứu trên thế giới
  • Nghiên cứu tại Việt Nam

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông của báo chí trong các cuộc vận động xã hội đó

  • Nghiên cứu trên thế giới
  • Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" 

  • Nghiên cứu về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” từ góc độ kinh tế học và xã hội học
  • Nghiên cứu từ góc độ báo chí học

2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông 

  • Báo chí và vai trò trong đời sống xã hội
  • Khái niệm về truyền thông và hiệu quả truyền thông của báo chí trong các cuộc vận động xã hội 
  • Lý thuyết về hiệu quả truyền thông của báo chí

Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí trong các cuộc vận động xã hội 

  • Quan điểm của Đảng về vai trò của báo chí trong xã hội
  • Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ của báo chí trong công tác tuyên truyền vận động

Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

  • Bối cảnh của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
  • Công tác tuyên truyền cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 
  • Ý nghĩa của cuộc vận động
  • Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới

2.3 Thực trạng và hiệu quả truyền thông

Thông điệp về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên báo chí

  • Nguồn tin về cuộc vận động 
  • Chủ đề của cuộc vận động trên báo chí
  • Hình thức thể loại tin bài về cuộc vận động trên báo chí 
  • Tính chất thông điệp về cuộc vận động trên báo chí
  • Nội dung về cuộc vận động trong từng loại hình báo chí

Hiệu quả truyền thông của báo chí về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" 

  • Nhận thức của công chúng về cuộc vận động
  • Thái độ của công chúng đối với cuộc vận động
  • Hành vi của công chúng sau khi tiếp nhận thông điệp của cuộc vận động
  • Tính hiệu quả của báo chí trong hoạt động truyền thông cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Hạn chế của báo chí trong việc chuyển tải thông điệp về cuộc vận động 

  • Hạn chế trong việc khai thác nguồn tin
  • Hạn chế trong việc chuyển tải nội dung thông điệp
  • Hạn chế về hình thức thể hiện
  • Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong hoạt động truyền thông cho cuộc vận động của báo chí

2.4 Vấn đề đặt ra và giải pháp

Những vấn đề đặt ra về hiệu quả truyền thông của báo chí trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 

  • Vấn đề thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của cơ quan báo chí
  • Vấn đề năng lực nghiệp vụ của nhà báo khi phản ánh về cuộc vận động
  • Vấn đề đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng
  • Vai trò của ban chỉ đạo cuộc vận động trong công tác quản lý báo chí
  • Trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí trong các cuộc vận động xã hội

  • Giải pháp tổng thể quản trị quá trình truyền thông hiệu quả để đạt được mục đích của cuộc vận động
  • Các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí trong các cuộc vận động

Bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả nghiên cứu

3. Kết luận 

Chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mà Bộ chính trị đã chính thức phát động năm 2009 là một cuộc vận động đúng đắn, kịp thời và có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đặc biệt, chủ trương đó có giá trị thực tiễn và có thể trở thành động lực mới cho phát triển đất nước trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay, một khi nó được cụ thể hoá và thể chế hoá, đồng thời tạo hợp lực cần thiết từ nhiều phía theo tinh thần người Việt Nam ưu tiên tiêu thụ hàng Việt Nam cả ở trong nước, lẫn ở nước ngoài…Bên cạnh đó, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã diễn ra trong bối cảnh chưa có một cuộc vận động xã hội nào đánh thức tinh thần yêu nước của người dân qua việc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt. Khi tinh thần yêu nước được khơi gợi, trở thành nếp văn hóa, trở thành hơi thở của cuộc sống, của mọi công dân thì mọi chuyện sẽ thay đổi. Trên thế giới, các quốc gia đã và đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... luôn ý thức về văn hóa tiêu thụ, nghĩa là tiêu thụ sản phẩm trong nước, với họ đó là trách nhiệm, nghĩa vụ, như một cách khẳng định giá trị của quốc gia mình.

4. Tài liệu tham khảo

Đỗ Thị Vân An (2016), Hiệu quả tuyên truyền cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của mặt trận tổ quốc cấp huyện ở Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Bộ chính trị (2009), Thông báo số 264-TB/ TW về tổ chức cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Hà Nội.

Ban chấp hành Trung ương (2015), Kết luận số 107-KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Hà Nội.

Bộ Công thương (2010), Hàng Việt Nam và thị trường Việt Nam, NXB Công thương, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Báo chí trên ---

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM