Luận án TS: Quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ

Luận án Quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ (1954 - 1960) trình bày quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ những năm 1954 - 1960; phân tích và đánh giá những phương cách đấu tranh của quân và dân Nam Bộ trong quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi giai đoạn 1954 - 1960; phân tích những đặc điểm, vai trò, hạn chế cùng những bài học kinh nghiệm của quân và dân Nam Bộ trong thực tiễn đấu tranh cách mạng trên địa bàn những năm 1954 - 1960.

Luận án TS: Quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Phục dựng quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi của quân và dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và Chính quyền Sài Gòn ở địa phương giai đoạn 1954 - 1960. Phân tích, chỉ rõ những đặc điểm, vai trò và hạn chế trong quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựnglực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ (1954 - 1960). Đồng thời, phân tích những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh này có thể vận dụng sáng tạo vào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ (1954 - 1960)

Phạm vi nghiên cứu

  • Về thời gian là quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ từ tháng 7 năm 1954 đến cuối năm 1960.
  • Về không gian là địa bàn Nam Bộ trong địa giới hành chính lúc bấy giờ bao gồm các tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Gia Định, Chợ Lớn, Tây Ninh, Tân An, Kiến Tường, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến Phong, Long Xuyên, Châu Đốc, Long Châu Hà, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá và nay là các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang thuộc Nam Bộ.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử: phục dựng cơ bản, sinh động quá trình đấu tranh để giữ gìn, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ giai đoạn 1954 - 1960 dựa trên những tư liệu lịch sử đã công bố.

Phương pháp logic: tiến hành phân tích, đánh giá về những yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng ở Nam Bộ trước những đòi hỏi cấp bách lúc bấy giờ; phân tích những phương cách đấu tranh sáng tạo và độc đáo của quân và dân Nam Bộ

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích, đánh giá tư liệu... nhằm thực hiện luận án có chiều sâu và khái quát được vấn đề nghiên cứu

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số khái niệm sử dụng trong luận án

  • Lực lượng cách mạng
  • Đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng
  • Đồng Khởi

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • Nhóm công trình khoa học chung về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam
  • Nhóm công trình khoa học về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở các địa phương Nam Bộ
  • Nhóm công trình khoa học đề cập trực tiếp đến hoạt động đấu tranh giữ gìn, xây dựng lực lượng cách mạng và Đồng Khởi tại Nam Bộ

Nội dung kế thừa và những vấn đề đặt ra cho luận án

  • Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
  • Các nội dung luận án kế thừa
  • Những vấn đề luận án cần giải quyết

2.2 Đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng

Âm mưu, hành động của Mỹ - Diệm và tình hình lực lượng cách mạng ở Nam Bộ sau Hiệp định Genève

  • Bối cảnh lịch sử và âm mưu, hành động của Mỹ - Diệm 
  • Tình hình lực lượng cách mạng ở Nam Bộ 

Nhân dân Nam Bộ đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève 1954 và giữ gìn lực lượng cách mạng trong những năm 1954 - 1956

  • Đấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Genève
  • Đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn khủng bố và giữ gìn lực lượng cách mạng

Quân và dân Nam Bộ đấu tranh giữ gìn lực lượng cách mạng trong những năm 1957 - 1959

  • Đấu tranh chống khủng bố, đàn áp, đẩy mạnh công tác binh vận và xây dựng thế trận lòng dân
  • Tái lập các căn cứ địa và lực lượng vũ trang cách mạng
  • Phối hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và binh vận để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng

Những hình thức và phương cách đấu tranh độc đáo, sáng tạo của quân và dân Nam Bộ trong quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng những năm 1954 - 1959

2.3 Phát triển lực lượng cách mạng

Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam

  • Tình thế cách mạng ở Nam Bộ năm 1959
  • Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng và chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ

Phát triển lực lượng cách mạng chuẩn bị Đồng Khởi

  • Củng cố, xây dựng các tổ chức Đảng và đoàn thể cách mạng
  • Phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đẩy mạnh công tác binh vận

Phong trào Đồng Khởi ở Nam Bộ

  • Đồng Khởi ở Bến Tre và các tỉnh miền Trung, Tây Nam Bộ
  • Chiến thắng Tua Hai và phong trào Đồng Khởi ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ
  • Tác động và ảnh hưởng của phong trào Đồng Khởi ở Nam Bộ đến các địa phương miền Nam Việt Nam

Những hình thức và phương cách đấu tranh độc đáo, sáng tạo trong phong trào Đồng Khởi ở Nam Bộ

2.4 Một số nhận xét, đánh giá

Đặc điểm

  • Nam Bộ là nơi quân đội và chính quyền Sài Gòn đánh phá khốc liệt nhất, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề nhất
  • Nam Bộ là nơi tiếp xúc sớm chủ trương đấu tranh giữ gìn, xây dựng lực lượng cách mạng và đấu tranh vũ trang của Đảng Lao động Việt Nam
  • Thành phần tham gia đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng đa dạng, gồm có nông dân, công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên và cả binh lính các đảng phái, giáo phái
  • Hình thức đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng phong phú từ đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, binh vận đến các cuộc đấu tranh của lực lượng báo chí công khai ở Sài Gòn
  • Đỉnh cao của quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng là phong trào Đồng Khởi, góp phần tạo ra bước chuyển lớn trên chiến trường miền Nam Việt Nam

Vai trò

  • Góp phần vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đồng thời hạn chế tổn thất lực lượng cách mạng khi chính quyền Sài Gòn không thi hành Hiệp định Genève 1954
  • Tập hợp đông đảo các lực lượng gồm nông dân, công nhân, trí thức, binh lính các giáo phái… vào một mặt trận chung chống Mỹ - Diệm 
  • Tạo ra được một hệ thống căn cứ địa làm nơi đứng chân để bảo vệ, phát triển lực lượng và là hậu phương cách mạng tại chỗ cho chiến tranh cách mạng ở Nam Bộ
  • Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tạo điều kiện để phát triển lực lượng vũ trang 3 thứ quân, góp phần đưa cách mạng miền Nam chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng
  • Đồng Khởi ở Nam Bộ góp phần tạo nên cao trào đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và binh vận kết hợp trên toàn miền Nam Việt Nam

Hạn chế của quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ (1954 - 1960)

  • Sau Hiệp định Genève 1954, một số địa phương Nam Bộ chưa nhận thức đầy đủ, kịp thời bản chất, âm mưu thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn
  • Trong những năm 1954 - 1956, chú trọng đấu tranh chính trị mà thiếu chủ động xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng
  • Từ cuối năm 1956 trở về sau, Xứ ủy Nam Bộ chậm tham mưu, thiếu chủ động đề ra những nội dung đấu tranh cho phù hợp, còn bị động chờ đợi chủ trương của cấp trên
  • Trong những năm 1957 - 1959, lúc chuyển lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tự vệ chưa thực hiện đồng loạt trong toàn vùng
  • Khi phát động Đồng Khởi chỉ tập trung chủ yếu ở địa bàn nông thôn mà chưa chú trọng địa bàn đô thị nhằm tạo ra sức mạnh cộng hưởng trên toàn Nam Bộ

Một số bài học kinh nghiệm

  • Luôn đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận thức chính xác bản chất, âm mưu của kẻ thù và đề ra đường lối đấu tranh kịp thời, phù hợp với thực tiễn
  • Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng cách mạng, trong đó chú trọng vai trò của “đội quân tóc dài” 
  • Chủ động, linh hoạt, sáng tạo sử dụng kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh để giữ gìn, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
  • Kết hợp xây dựng lực lượng vũ trang với xây dựng các căn cứ địa và xây dựng thế trận lòng dân
  • Luôn giữ vững tinh thần tiến công cách mạng, không ngừng phát triển thế tiến công

3. Kết luận

Quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Nam Bộ trải qua sáu thập kỷ nhưng dư âm của khí thế đấu tranh long trời lở đất ngày nào của quân và dân Nam Bộ vẫn còn vang vọng đâu đây như muốn nhắc nhở nhân dân nơi đây tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông và tiếp thêm sức mạnh cho các thế hệ hôm nay viết tiếp những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam. Ngày này, để tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang cùng khí thế đấu tranh mạnh mẽ, hào hùng ngày nào của ông cha, cùng với cả nước, quân và dân các tỉnh Nam Bộ cần phải tiến hành nhiều cuộc “Đồng Khởi” nữa, những phong trào Đồng Khởi có quy mô và tính chất sâu rộng hơn - “Đồng Khởi” trên tất cả các lĩnh vực trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam. “Đồng Khởi” để xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong đợi.

4. Tài liệu tham khảo

Joseph A. Amter. (1985). Lời phán quyết về Việt Nam. NXB Quân đội Nhân dân.

Phùng Đình Ấm (chủ biên). (2009). Mở đường Hồ Chí Minh đoạn từ Nam Tây Nguyên đến miền Đông Nam Bộ. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

Pierre Asselin. (2013). Hanoi's road to the Vietnam war, 1954 - 1965, Berkeley: University of California Press.

Joseph Buttinger. (1967). Vietnam: A dragon embattled. New York: Frederick A. Praeger Pub.

Ban biên tập lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến. (2008). Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, tập 2, (1955 - 1969). NXB Chính trị quốc gia....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM