Luận án TS: Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì từ năm 1883 đến năm 1930

Luận án Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì từ năm 1883 đến năm 1930 góp phần làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh về phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ của các dân tộc ở khu vực trung du và thượng du Bắc Kì trong hai thập niên cuối thế kỷ XIX và ba thập niên đầu thế kỷ XX.

Luận án TS: Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì từ năm 1883 đến năm 1930

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân trung du và thượng du Bắc Kỳ có những điểm chung, nhưng cũng có những điểm riêng so với các khu vực khác trong cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu là để thấy được bức tranh toàn cảnh về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì. Qua đó, góp phần đánh giá vị trí, vai trò của vùng trung du và thượng du Bắc Kì trong phong trào đấu tranh chung của cả nước. Việc nghiên cứu còn góp phần bổ sung nguồn tư liệu về lịch sử khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Qua đó, đúc rút kinh nghiệm lịch sử, đề xuất những giải pháp phát huy truyền thống của khu vực trung du và miền núi phía Bắc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ bối cảnh lịch sử , những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của phong trào yêu nước chống thưc̣ dân Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì (1883 – 1930).

- Nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống diễn biến, quá trình phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân trung du và thươṇ g du Bắc Kì (1883 – 1930).

- Đánh giá vai trò của các thủ lĩnh nghĩa quân trong những cuộc khởi nghĩa lớn; mối liên hệ, phối hợp chiến đấu của các cuộc khởi nghĩa ở từng vùng; làm sáng tỏ một số phong trào yêu nước chống Pháp tiêu biểu; sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở trung du và thươṇ g du Bắc Kì từ cuối thế kỷ XIX s ang đầu thế kỷ XX.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Gồm các cuộc khởi nghĩa, các hoạt động yêu nước chống Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì từ năm 1883 đến năm 1930.

 Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân diễn ra trên địa bàn khu vực trung du và thượng du Bắc Kì.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó có các phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu, phương pháp liên ngành, phương pháp thống kê, so sánh...

1.5 Đóng góp của luận án

- Góp phần tái hiện một cách hệ thống và tương đối toàn diện phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì (1883 – 1930).

- Chỉ ra đặc điểm, tính chất, vai trò của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì (1883 – 1930) trong bối cảnh phong trào đấu tranh chung của nhân dân Bắc Kì và toàn dân tộc.

- Luận án là tài liệu thiết thực để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường phổ thông, góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài

Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt

Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

2.2 Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì (1883 - 1897)

Khái quát về vùng trung du và thượng du Bắc Kì

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì và chế độ cai trị của Pháp

Phong trào yêu nước chống Pháp ở trung du và thượng du Bắc Kì (1883 – 1897)

2.3 Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì (1898 – 1930)

Bối cảnh lịch sử

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì (1898 – 1930)

2.4 Một số nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân vùng trung du và thượng du Bắc Kì (1883 – 1930)

Đặc điểm

Tính chất

Vai trò

3. Kết luận

Phong trào yêu nước chống Pháp ở trung du và thượng du Bắc Kì từ năm 1883 đến năm 1930 đã tập hợp, đoàn kết được nhiều tầng lớp, nhiều bộ phận nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh bền bỉ, gian khổ để bảo vệ làng bản, góp phần vào công cuộc cứu nước. Tinh thần đoàn kết vốn sẵn có trong nhân dân các dân tộc, đã được hun đúc qua nhiều thế kỷ chống xâm lược và là hệ quả của lòng yêu quê hương, đất nước. Trong nhiều cuộc khởi nghĩa, không chỉ nhân dân một địa phương tham gia, mà có sự ủng hộ của nhiều địa phương, nhiều dân tộc, nhiều lực lượng. Nhân dân cung cấp lương thực, xây dựng căn cứ, bao bọc, che chở cho các lực lượng khởi nghĩa. Một bộ phận binh lính trong hàng ngũ quân đội Pháp đã được tuyên truyền, thuyết phục làm nội ứng, cung cấp tin tức, hâu thuẫn cho nhiều cuộc khởi nghĩa và trực tiếp nổi dậy chống lại quân Pháp. Có nhiều cuộc khởi nghĩa, căn cứ nghĩa quân không chỉ đóng trong rừng sâu hay những địa hình hiểm yếu, mà tồn tại ngay trong các bản làng. Nhiều thủ lĩnh nghĩa quân còn phối hợp, hỗ trợ nhân dân sản xuất và tích trữ lương thảo cho nghĩa quân. Ở một số vùng, nhân dân tham gia khởi nghĩa đã lập làng chiến đấu. Các thủ lĩnh nghĩa quân cũng chủ động phối hợp tác chiến giữa nhiều cuộc khởi nghĩa. Có phong trào được tổ chức thành các “Hội” để tuyên truyền, vận động và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết chống Pháp.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Quang Ân, Ngô Văn Trụ (ch.b.) (2006), Địa chí Bắc Giang: Lịch sử và Văn hoá, Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang; Trung tâm Unesco Thông tin Tư liệu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam.

Triều Ân (2011), Địa chí xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, Nxb Lao Động, Hà Nội.

Đào Duy Anh (1955), Lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1862 đến 1930, Hà Nội.

Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học, Hà Nội.

Kiều Xuân Bá, Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm (1963), Lịch sử cận đại Việt Nam, tập 4, 1919 - 1930, Nxb GD, Hà Nội.

Nguyễn Đình Bưu, Nguyễn Xuân Cần, Linh Chi (1982), Địa chí Hà Bắc.

4.2 Tiếng Anh

A. Echinard (1934), Histoire politique et militaire de la province de Thai - Nguyên (Lịch sử chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên), (lưu tại Ban Tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên).

André Masson (1933), Thư từ chính trị của đại tá Rivière ở Bắc Kì, Nxb Nghệ thuật và lịch sử, Paris, (bản dịch).

Chalerol (1896), Opérations militaires au Tonkin (Những cuộc hành quân ở Bắc Kì), Pari (lưu tại Thư viện tỉnh Bắc Giang).

Galliéni (G) (1899), Trois Colonnes au Tonkin (1894 - 1895), Paris. Ba đạo quân ở Bắc Kì (1894 – 1895) (bản dịch, lưu tại Thư viện tỉnh Bắc Giang).

Lyautey (1920), Lettres du Tonkin et de Madagascar (1894 - 1899) (Thư của Bắc Kì và của Madagascar (1894 - 1899)), (bản dịch, lưu tại phòng Tư liệu, khoa Lịch sử, trường ĐHKHXH & NV).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM