Luận án TS: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Luận án Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội; phân tích các kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội; đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò, tính hiệu quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội.

Luận án TS: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án tiến hành hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội; trên có sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của hệ thống chính trị  cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Phạm vi nghiên cứu

  • Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay
  • Không gian nghiên cứu: Các xã của các huyện ngoại thành Hà Nội.
  • 7 vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp cấu trúc - chức năng

Phương pháp logic - lịch sử

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Đặc biệt, luận án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học:

  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp điều tra bằng phiếu

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở

  • Một số công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở
  • Một số nghiên cứu về hệ thống chính trị trên thế giới

Tình hình nghiên cứu về chủ đề xây dựng nông thôn mới

  • Một số công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
  • Một số công trình nghiên cứu xây dựng nông thôn ở thành phố Hà Nội
  • Một số nghiên cứu về xây dựng và phát triển nông thôn mới trên thế giới

Một số nghiên cứu bước đầu về vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

Nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở và xây dựng nông thôn mới - một số kết quả và khoảng trống cần tiếp tục làm sáng tỏ

  • Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
  • Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu

2.2 Cơ sở lí luận

Quan hệ về hệ thống chính trị cấp cơ sở và xây dựng nông thôn mới

  • Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn
  • Cấu trúc-chức năng của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn
  • Xây dựng nông thôn mới

Những vai trò chủ yếu của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

  • Vai trò nắm bắt chỉ thị, nghị quyết, chính sách và pháp luật xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò lập kế hoạch chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò tuyên truyền, vận động về xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò đề xuất, kiến nghị lên các cơ quan và cấp có thẩm quyền

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

  • Đường lối, chính sách và pháp luật liên quan đến hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
  • Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, văn hóa cụ thể ở từng địa phương
  • Những yếu tố thuộc về hệ thống chính trị cấp cơ sở
  • Dân chủ cơ sở và vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới
  • Khoa học và công nghệ trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Khung phân tích vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

2.3 Thực trạng

Bối cảnh thực hiện vai trò xây dựng nông thôn mới của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Hà Nội

  • Khái lược điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hà Nội
  • Đặc điểm hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ cấp xã ở Hà Nội
  • Vài nét về kết quả xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội

Thực trạng thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội

  • Vai trò nắm bắt chỉ thị, nghị quyết, chính sách và pháp luật trong xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới
  • Vai trò đề xuất, kiến nghị lên các cơ quan và cấp có thẩm quyền

Đánh giá kết quả thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội

  • Đánh giá chung về vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở và từng thành viên trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
  • Đánh giá vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới -Từ kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và nhu cầu, sự hài lòng của người dân
  • Đánh giá về quy trình thực hiện, cách thức và mức độ tham gia xây dựng nông thôn mới
  • Đánh giá mức độ chuyển biến kinh tế-xã hội ở địa phương hiện nay so với trước khi thực hiện xây dựng nông thôn mới

2.4 Một số hạn chế và giải pháp

Một số hạn chế đối với vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội

  • Hạn chế liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định về xây dựng nông thôn mới
  • Hạn chế liên quan trực tiếp đến hệ thống chính trị cấp cơ sở
  • Hạn chế liên quan đến đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở
  • Hạn chế liên quan đến hệ thống chính trị cấp trên
  • Hạn chế liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật trong quá trình xây dựng nông thôn mới
  • Hạn chế liên quan đến cộng đồng dân cư; tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn

Một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội

  • Đổi mới, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị cấp trên trong xây dựng nông thôn mới
  • Kiện toàn, đổi mới và phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện, nhất là quán triệt Nghị quyết của tổ chức cơ sở đảng trong xây dựng nông thôn mới
  • Nâng cao năng lực và phát huy vai trò nòng cốt của chính quyền cấp cơ sở trong lập kế hoạch chỉ tiêu và tổ chức xây dựng nông thôn mới
  • Nâng cao năng lực, phát huy vai trò tập hợp lực lượng, tuyên truyền và giám sát của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị-xã hội cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
  • Đổi mới phương thức hoạt động, mối quan hệ giữa các thành viên góp phần phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
  • Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
  • Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, làm tốt công tác đánh giá, thi đua, khen thưởng và kỷ luật trong xây dựng nông thôn mới
  • Giải pháp liên quan đến cộng đồng dân cư; các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã thuộc thành phố Hà Nội

3. Kết luận 

Từ thực kết quả nghiên cứu khảo sát có để đưa ra nhận định: hệ thống chính trị cấp cơ sở bao gồm các thành viên: Tổ chức cơ sở Đảng; HĐND xã; UBND xã; Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị xã hội trong quá trình xây dựng nông thông mới đều thể hiện được vị thế, chỗ đứng của mình. Về cơ bản, hệ thống chính trị cấp xã trên địa bàn phố Hà Nội đã phát huy được vai trò của mình trong quá trình xây dựng nông thông mới. Tuy nhiên, nổi bật nhất là vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị cấp xã thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Song, đối với Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị xã hội lại chưa thực sự được phát huy đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xây dựng nông thông mới, nhất là trong vận động, tuyên truyền; kiểm tra, giám sát và huy động các nguồn lực. Trong khi đó, vai trò của HĐND, UBND xã trong tổ chức thực hiện, huy động các nguồn lực xây dựng nông thông mới còn nhiều bất cập.

4. Tài liệu tham khảo

Lê Khắc Nguyên Anh (2015), “Phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới (trường hợp thành phố Hải Phòng)”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 

Phạm Minh Anh (2011), Vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong thực hiện bình đẳng giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Thị Loan Anh (2015), “Để phát huy vai trò của nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản điện tử, tại trang www.tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 24/ 0 / 2017].

Ban chấp hành Trung ương (2009), Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về Đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Chính trị học trên ---

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM