Luận văn ThS: Báo chí biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới

Luận văn Báo chí biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; khảo sát, thông kê tần suất thông tin và đánh giá nội dung, hình thức tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới trên Báo Biên phòng, Phụ trương An ninh biên giới và Báo điện tử Biên phòng; đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí Biên phòng về sự nghiệp bảo vệ biên giới.

Luận văn ThS: Báo chí biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng báo chí Biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới. Đồng thời, rút ra thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới trên báo chí Biên phòng trong thời gian tới.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Báo chí Biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các số báo và tác phẩm báo chí tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới trên báo chí Biên phòng. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chọn báo in và báo điện tử vì đây là 2 loại hình báo chí chủ yếu của báo chí Biên phòng. Cụ thể:

  • Báo Biên phòng (xuất bản 8 kỳ/ tháng);
  • Phụ trương An ninh biên giới (xuất bản 4 kỳ/ tháng);
  • Báo điện tử Biên phòng (cập nhật hằng ngày).
  • Thời gian khảo sát: Từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài

Phương pháp phân tích nội dung thông điệp: Được sử dụng để phân tích nội dung các tin, bài truyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới trên Báo Biên phòng; Phụ trương An ninh biên giới và Báo điện tử Biên phòng

Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng để khảo sát công chúng của báo chí Biên phòng.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí Biên phòng; lãnh đạo cơ quan báo chí Biên phòng; chuyên gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; các phóng viên chuyên trách tuyên truyền về vấn đề biên giới.

Luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những kết quả và quan điểm, phương pháp tiếp cận của các công trình nghiên cứu, tư liệu liên quan.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Một số khái niệm

  • Tuyên truyền
  • Biên giới, biên giới quốc gia
  • Biên phòng
  • Báo in
  • Báo điện tử
  • Phụ trương

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp bảo vệ biên giới

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của báo chí đối với sự nghiệp bảo vệ biên giới

Đặc điểm của báo in, báo điện tử

  • Đặc điểm của báo in
  • Đặc điểm của báo điện tử

Tiêu chí đánh giá chất lượng tác phẩm báo chí

  • Nội dung
  • Hình thức

2.2 Thực trạng

Diện mạo báo chí Biên phòng

Tần suất, mật độ thông tin về sự nghiệp bảo vệ biên giới

Các nội dung chính được thể hiện

  • Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp bảo vệ biên giới
  • Xây dựng hệ thống chính trị và thế trận biên phòng toàn dân
  • Giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới
  • Tình đoàn kết gắn bó quân - dân
  • Hoạt động ngoại giao biên giới, đối ngoại biên phòng

Hình thức chuyển tải thông tin

  • Thể loại
  • Ngôn ngữ
  • Ảnh, đồ họa, infographic
  • Tương tác tòa soạn - bạn đọc

2.3 Thành công, hạn chế và giải pháp

Thành công, hạn chế

  • Thành công
  • Hạn chế
  • Nguyên nhân

Một số vấn đề đặt ra 

Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới trên báo chí Biên phòng

  • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
  • Tăng cường nội dung tuyên truyền trên các tuyến biên giới
  • Đổi mới nội dung, hình thức chuyển tải thông tin
  • Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ lao động báo chí
  • Chú trọng phát triển đội ngũ cộng tác viên
  • Cải tiến quy trình sản xuất báo in, báo điện tử
  • Tổ chức bộ máy chuyên môn tinh gọn, hiệu quả
  • Đầu tư thỏa đáng các nguồn lực cho cơ quan báo chí
  • Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí

3. Kết luận 

Luận văn “Báo chí Biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới” là một đề tài nghiên cứu được tác giả thực hiện công phu, nghiêm túc và có trách nhiệm. Về mặt lý luận, tác giả đã hệ thống lại các khái niệm liên quan đến đề tài như: Tuyên truyền, biên giới, biên phòng, báo in, phụ trương, báo điện tử Đồng thời, đã nêu ra được những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp bảo vệ biên giới cũng như nêu bật được vai trò, vị trí hết sức quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới. Đặc biệt, khi đi sâu nghiên cứu về báo chí Biên phòng, tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp như khảo sát, thống kê, tổng hợp, so sánh để nắm được tần suất thông tin, đồng thời sử dụng phương pháp lập luận, phân tích, kết hợp điều tra xã hội học và phỏng phấn sâu, phỏng vấn nhóm để đánh giá một cách khách quan về nội dung, hình thức tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới trên Báo Biên phòng, Phụ trương An ninh biên giới và Báo điện tử Biên phòng.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

Phạm Vân Anh (2019), “Biên phòng hảo vị trù phương lược” - kế sách đặc sắc lo giữ nước từ khi nước chưa nguy, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 3.

Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Báo chí trên ---

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM